tắt là CI)
Để nâng cao hiệu quả cho quá trình truyền thông thì nội dung của thông điệp là không thể thiếu và nội dung của thông điệp có ý nghĩa to lớn trong việc tiếp nhận thông tin. Do vậy cần đưa ra hoạt động này nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho quá trình hoàn thiện chính sách xúc tiến của Sở. Việc đưa ra chiến lược này là phù hợp với tình hình kinh tế và nhận thức của giới kinh doanh về thương hiệu, nhãn hiệu. Các doanh nghiệp có thể thấy được sự chuyên nghiệp và có thể gửi niềm tin.
Vấn đề về thương hiệu được các doanh nghiệp quan tâm trong cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Những bài học về thương hiệu của Vinataba, Trung Nguyên và gần đây nhất là cá basa đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm nhiều hơn nữa.
Chiến lược CI là một chiến lược mới chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam nhưng trên thế giới đã được áp dụng từ rất lâu và rất nhiều công ty đã thành công, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia. CI có vai trò rất lớn trong truyền thông, vì vậy nếu muốn hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp không thể bỏ qua chiến lược này. Chiến lược CI là một chiến lược góp phần nâng cao hiệu quả quá trình truyền thông Hạt nhân của CI là logo do vậy khi sử dụng các công cụ cũng như các phương tiện truyền tải phải có sự thóng nhất không được phép sai lệch, hay sử dụng nhiều logo trên nhiêu phương tiện công cụ là khác nhau.
III.CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ XÚC TIẾN, KHUYẾCH TRƯƠNG NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ.