Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 25 - 26)

Thứ nhất, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Để ổn định, Chính Phủ điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Trong bối cảnh nền kinh tế bị suy giảm do các quan hệ kinh tế bị gián đoạn bởi Covid-19, việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế có thể không đem lại hiệu quả cao thì chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công và chi tiêu cho an sinh xã hội.

Thứ hai, khuyến khích sự phát triển của sản phẩm xanh trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ cung cấp các hành lang pháp lý đầy đủ và huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, ADB, JICA, KfW...).

Thứ ba, hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay

Chính phủ cần rà soát lại các văn bản pháp luật về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản; các văn bản pháp luật khác về cho vay...Trong đó, phải được ưu tiên luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 trở thành một bộ luật xử lý nợ xấu bởi vì Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 năm 2022.

Thứ tư, phát triển thị trường mua bán nợ cạnh tranh và chứng khoán hóa các khoản nợ. Để thực hiện được việc này, Chính Phủ cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường hoạt động; Tăng cường thông tin về hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu; Phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ xấu; Xây dựng thống nhất và đầy đủ hệ thống cơ sở xác định giá bán nợ xấu; Mời hoặc thuê các

chuyên gia có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thị trường mua bán nợ xấu trên thế giới làm cố vấn; thường xuyên trao đổi giữa các đoàn đi khảo sát với các quốc gia có thị trường mua bán nợ xấu phát triển; cử cán bộ quản lý đi học tập kiến thức về lĩnh vực mua bán nợ xấu tại các nước phát triển; Đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay các sản phẩm chứng khoán hóa.

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 25 - 26)