Đối với các bộ, ngành địa phương

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 26 - 28)

Bộ Tư pháp cần tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự rà soát các vụ việc thi hành án có điều kiện thi hành án tồn đọng để ưu tiên xử lý, thu hồi dứt điểm cho các TCTD; Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có biện pháp kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở, đe dọa tính mạng, tinh thần của cán bộ một số NHTM tham gia thu giữ TSBĐ, đảm bảo cho việc thu giữ TSBĐ được diễn ra thuận lợi, phù hợp với qui định pháp luật; Bộ Tài chính phối hợp với NHNN đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho TCTD về các khoản thuế, phí còn nợ của bên bảo đảm trong việc chuyển nhượng TSBĐ vàđưa ra hướng dẫn về tiêu chuẩn định giá khoản nợ để làm cơ sở cho các cơ quan thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khoản nợ cho các TCTD.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay đem lại thu nhập chính cho các NHTM. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả cho vay luôn là mục tiêu phấn đấu của các NHTM. Để làm được điều đó, việc phân tích hiệu quả cho vay và xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay có vai trò quan trọng. Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu tác giả luận án đã thực hiện: (i) Xác lập khung lý thuyết về hiệu quả cho vay của NHTM, đưa ra các căn cứ để xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM. Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả cho vay với rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh để xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay một cách toàn diện; (ii) Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020. Kết quả cho thấy hiệu quả cho vay của của các NHTM Việt Nam không ổn định qua các năm và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng; (iii) Sử dụng mô hình hồi qui với biến phụ thuộc NIM để kiểm định, xác định chiều hướng tác động của các yếu tố đến hiệu quả cho vay của các NHTM Việt Nam. Kết hợp với phỏng vấn chuyên gia và khảo sát các NHTM Việt Nam để có kết quả tổng hợp chỉ ra việc tăng qui mô cho vay và đầu tư cho cơ sở vật chất công nghệ, tăng chi phí lương, thưởng thời gian qua của các NHTM Việt Nam là đúng hướng, góp phần làm tăng hiệu quả cho vay; Việc quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc sử dụng mô hình quản

trị rủi ro đúng đắn và xử lý nợ xấu một cách căn bản đã góp phần tăng hiệu quả cho vay. Trong dài hạn, các NHTM Việt Nam nên xem xét và cân đối qui mô vốn huy động cho sử dụng vốn để tăng hiệu quả cho vay; (iv) Dựa vào các kết quả phân tích thực trạng, và dựa trên quan điểm của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và định hướng phát triển hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam, tác giả luận án nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về việc kiểm soát có hiệu quả qui mô và chất lượng tài sản, giải quyết tốt bài toán thu nhập và chi phí, cân đối qui mô vốn cho nhu cầu sử dụng vốn; cùng các khuyến nghị với NHNN, với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

Hạn chế của luận án: (i) Thiếu thông tin dữ liệu thực tế trước năm 2015 nên nghiêncứu mới chỉ phân tích định lượng dựa vào bộ số liệu từ 2015-2020 của 15 NHTM Việt Nam do các ngân hàng còn lại không thu thập đủ số liệu trong báo cáo tài chính để phục vụ cho các yếu tố đưa vào mô hình. Dữ liệu chưa đủ dài nên khó có thể áp dụng được một mô hình phức tạp hơn trong phân tích hiệu quả, vì vậy có thể có một vài nhận định, đánh giá chưa toàn diện; (ii) Nghiên cứu không bóc tách được chi phí cho hoạt động cho vay từ chi phí hoạt động chung nên không tính được tỉ suất thu nhập thuần từ hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam;.Trong các nghiên cứu tiếp theo, đề tài sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu đồng thời hoàn thiện mô hình nghiên cứu để có những đánh giá chính xác hơn về hiệu quả cho vay của các NHTM Việt Nam, để tiếp tục đề xuất những khuyến nghị có ý nghĩa thực tiễn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam TT (Trang 26 - 28)