TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG 1 Các yêu cầu chung

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ( THEO MẪU THÔNG TƯ 062021) 2021 (Trang 41 - 42)

1. Các yêu cầu chung

Nhà thầu phải chu ẩn bị Mặt bằng bố trí công trường đảm bảo cho yếu tố quản lý an toàn phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng thể mặt bằng thi công đã được duyệt. Bố trí mặt bằng công trường hợp lý là yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc và hiệu quả, hiệu suất thi công.

Các yếu tố cần cân nhắc về Mặt bằng bố trí công trường bao gồm: an toàn, phòng cháy chữa cháy, an ninh, khả năng tiếp cận công trường, phân biệt giữa công trình vĩnh cửu và công trình tạm, văn phòng, xử lý vật liệu và kho bãi và vệ sinh công trường, vv.

Những công trình tạm dưới đây phải được bố trí trên Mặt bằng công trường theo quy định hiện hành.

a) Văn phòng hiện trường (của Nhà thầu, CĐT/BQLDA/TVGS,…), nhà ăn, phòng y tế;

b) Lối đi cho người giữa khu vực văn phòng và công trường; c) Lối đi để vận chuyển vật liệu xây dựng;

d) Kho xưởng máy móc;

e) Kho bãi vật liệu, gồm cả trạm trộn bê tông (nếu cần); f) Khu chứa nhiên liệu;

g) Khu vực cấp nước và vệ sinh; h) Bãi thải tạm;

i) Hàng rào an toàn, phòng bảo vệ, chiếu sáng công trường; j) Kho chứa vật liệu nổ (nếu có);

k) Kho chứa các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Công trường phải có hàng rào bao quanh để phân chia ranh giới giữa khu vực công trường và khu vực xung quanh, và không nên để các phương tiện thi công như cần cẩu cố định, trạm trộn bê tông … tràn ra khu vực công cộng nhằm ngăn ngừa tai nạn cho bên thứ ba. Trong trường hợp bắt buộc phải làm khác, thì phải tuân thủ quy định hiện hành.

Mặt bằng bố trí công trường thay đổi theo tiến độ thi công, do đó, cần phải lập và duyệt theo thời điểm.

2. Đường đi lại và vận chuyển;

3. Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công

4. Các yêu cầu tổ chức mặt bằng công trường khác có liên quan

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ( THEO MẪU THÔNG TƯ 062021) 2021 (Trang 41 - 42)