1.Hệ thống quản lý sức khỏe
Công tác quản lý sức khỏe của người lao động là một trong các vấn đề quan trọng để đảm bảo sự an toàn trên công trường xây dựng. Nhà thầu phải thiết lập bộ phận y tế đủ điều kiện ch ăm sóc sức khỏe người lao động và thường xuyên kiểm tra điều kiện sức khỏe của tất cả người lao động.
Lưu ý: Chi tiết về tổ chức của bộ phận y tế, tham khảo: Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; Thông tư số 14/2013/TT-BYT và Thông tư số 19/2016/TT-BYT
1.1.Quản lý sức khỏe của người lao động
a) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi tuyển dụng và lưu giữ hồ sơ sức khỏe của họ;
b) Tổ chức khám sức khỏe mỗi năm một lần cho người lao động để theo dõi điều kiện sức khỏe của họ; Đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc trong danh mục các công việc nguy hiểm theo quy định của Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì tiến hành kiểm tra sức khỏe mỗi năm hai lần;
c) Điều kiện sức khỏe của người lao động sẽ được đốc công kiểm tra tại buổi họp an toàn hàng sáng và/hoặc tại buổi họp đầu ca. “Ngủ ngon”, “Không say xỉn”, “Ăn sáng”;
d) Bộ dụng cụ sơ cứu và các thiết bị y tế như máy đo huyết áp luôn có sẵn tại văn phòng và lán trại công trường;
e) Sơ cứu và chăm sóc ngay lập tức các nạn nhân bị tai nạn lao động;
f) Hướng dẫn người lao động gặp bác sỹ để kiểm tra bất kỳ khi nào họ thấy không khỏe;
g) Tránh cho người lao động không bị cảm nắng bằng cách tránh làm việc lâu dưới ánh nắng gắt. Bố trí những chỗ nghỉ;
i) Tổ chức huấn luyện phương pháp sơ cứu cho người lao động trong những buổi huấn luyện an toàn hàng tháng;
j) Tiến hành các chương trình giáo dục cho người lao động để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến trên công trường như tiêu chảy, bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS;
k) Tham gia vào các phiên họp của Hội đồng để báo cáo các vấn đề về sức khỏe của người lao động và vệ sinh của công trường xây dựng;
1.2.Khám sức khỏe
Nhà thầu và các thầu phụ phải tổ chức kiểm tra điều kiện sức khỏe của người lao động như theo bảng dưới đây.
Bảng 8 Khám sức khỏe người lao động
Thời gian Đối tượng Nội dung kiểm tra*1 Tần suất
Khi tuyển dụng Người lao động Hồ sơ khám sức khỏe
Tiền sử bệnh tật Quá trình điều trị Khám thể chất Khám lâm sàng và cận lâm sàng Mỗi lần
Khi được giao thực hiện các công việc đặc thù
Người lao động được giao thực hiện các công việc nguy hiểm
Huyết áp Mỗi lần
Định kỳ Người lao động Quá trình điều trị
Khám thể chất
Khám lâm sàng và cận
lâm sàng
Hàng năm
Lưu ý: Tham khảo Thông tư 14/2013/ TT-BYT ngày 06/5/2013 về Hướng dẫn khám sức khỏe.
Khi phát hiện người lao động có một số bệnh hoặc không trong tình trạng sức khỏe tốt, Nhà thầu phải thực hiện các việc sau:
- Hạn chế công việc;
- Điều chỉnh công việc thích hợp; - Điều trị y tế.
2. Vệ sinh lao động
2.1. Các văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động
Nhà thầu phải theo dõi các tiêu chuẩn môi trường làm việc như là chất lượng không khí, độ ồn, độ rung theo quy định Việt Nam.
Nhà thầu phải định kỳ quan trắc các thông số về môi trường như thể hiện trong Bảng 9. Bảng này cũng thể hiện các tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường làm việc.
Mục*1 Thông số Tần suất Các giới hạn chophép trong Tiêu chuẩn Việt Nam
Nhiệt độ Hàng ngày Độ ẩm Hàng ngày Tốc độ gió Hàng ngày Ánh sáng Hàng ngày Bụi Hàng tuần Độ ồn Hàng tuần Độ rung Hàng tuần Khí độc Hàng ngày Khác Hàng tuần
Lưu ý: Tham khảo Phụ lục 2 Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.2. Chỉ dẫn về Sơ cứu và Cấp cứu
Nhà thầu phải duy trì công tác Sơ cứu và Cấp cứu cho các trường hợp phổ biến tại công trường như trầy xước, gẫy xương, ngất, kiệt sức, vv
3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động cho người lao động tại công trường xây dựng
3.1. Bụi
Bụi sẽ phát sinh khi thi công đ ào, nâng và hạ tải, nổ mìn, phun bê tông, v.v… Biện pháp bảo vệ chống bụi phải được thực hiện.
Nhà thầu đảm bảo:
a) Mặt nạ, khẩu trang chống bụi phải được sử dụng tại nơi làm việc có nhiều bụi; b) Bố trí thông gió ở nơi có nhiều bụi; và,
c) Tưới nước để ngăn bụi phát sinh.
d) Dựng hàng rào và che dàn giáo bằng lưới
3.2. Tiếng ồn và rung động
Tiếng ồn và rung động sẽ phát sinh khi thi công khoan, phá, xiết bu lông, v.v… khi sử dụng máy rung.
Bệnh ngón tay trắng là một trong những bệnh do các công việc liên quan đến rung động gây ra.
Nhà thầu đảm bảo rằng:
a) Người lao động phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân (găng tay chống rung, nút tai) khi thực hiện các công việc liên quan đến rung động và tiếng ồn;
c) Người lao động làm công việc liên quan đến rung động và tiếng ồn phải được kiểm tra sức khỏe;
d) Hướng dẫn về an toàn cho người lao động làm công việc liên quan đến rung động và tiếng ồn; và,
e) Chỉ rõ thời gian làm việc giới hạn đối với các công việc liên quan đến rung động và những nơi gây ồn.
f) Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị.
3.3. Cảm nắng
Vào mùa hè, người lao động thường có nguy cơ bị cảm nắng do thực hiện các công việc thủ công ở ngoài trời, trực tiếp ho ặc không trực tiếp d ưới mặt trời. Nhà thầu phải đảm bảo các biện pháp sau đây được thực hiện để tránh cho người lao động bị cảm nắng.
a) Công việc ngoài trời
b) Đối với những công việc được tiến hành ở những nơi cố định (ví dụ uốn thép, đào rãnh, xây giếng, giàn khoan):
- Lắp đặt các mái/ô che nắng tại những nơi này để ngăn ánh sáng mặt trời.
- Sử dụng máy thổi hoặc quạt phù hợp, để tăng cường lưu thông không khí tại những nơi này làm mát cho người lao động.
c) Đối với công việc di chuyển (ví dụ như lắp đặt cốt thép, bơm bê tông, san nền) - Cấp phát cho người lao động mũ bảo hộ sáng màu có vành rộng hoặc có vạt để ngăn ánh sáng mặt trời.
- Lắp dựng chỗ nghỉ ngơi có mái che trong phạm vi khoảng cách ngắn từ mỗi nơi làm việc.
d) Trong trường hợp cảnh báo thời tiết rất nóng, độ ẩm cao hoặc mức độ tia UV cao
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát hành chính (ví dụ như sắp xếp lại các công việc ngoài trời phù hợp với thời điểm mát hơn vào ban ngày, và bố trí luân chuyển công việc hoặc giờ giải lao phù hợp), ở những nơi có thể thực hiện thích hợp, nhằm tránh làm việc kéo dài trong môi trường nóng.
- Cung cấp nước uống mát và tiện sử dụng cho người lao động.
- Nhắc nhở người lao động uống nhiều nước và chú ý đến điều kiện thể chất của mình.
e) Máy phát sinh nhiệt
f) Các máy phát sinh nhiệt (ví dụ như máy nén khí hoặc máy phát điện) phải được đặt ở khoảng cách đủ xa khả thi thích hợp với người lao động.
h) Máy thổi và quạt được sử dụng để tăng cường lưu thông không khí trong khu vực thông gió kém (ví dụ như giếng, ống ngầm, phòng làm việc kín).
i) Làm các công việc thủ công nặng
- Cung cấp hỗ trợ bằng cơ khí hoặc sử dụng máy nâng phù hợp, nhằm giảm tối thiểu việc gắng sức.
- Tổ chức lại công việc để giảm tối thiểu cường độ và nhịp độ làm việc của người lao động ở chừng mực khả thi thích hợp.
- Sắp xếp các giờ giải lao phù hợp (hoặc luân chuyển công việc) cho người lao động.
j) Cung cấp nước uống trên công trường
- Cung cấp đủ các bình nước uống lưu động trên công trường.
- Nước uống được đặt ở những nơi gần, dễ lấy đối với tất cả người lao động. k) Quần áo
- Người lao động sử dụng quần áo mỏng và thấm mồ hôi.
- Áo phản xạ người lao động sử dụng phải thoáng khí và vừa với thể hình.
- Thông qua đầy đủ việc phòng ngừa (ví dụ như cung cấp áo phản xạ) tại nơi làm việc có nguy cơ cảm nắng (ví dụ như nơi thông gió kém có sử dụng máy phát sinh nhiệt).
l) Thích nghi với khí hậu
- Làm cho người lao động thích nghi với môi trường làm việc nóng.
- Với người lao động mới làm việc trong môi trường nóng, bố trí cho họ những công việc vừa phải hoặc có thời gian ngắn hơn khi mới bắt đầu, sau đó tăng dần khối lượng công việc dần dần qua một số ngày để giúp họ thích nghi với môi trường làm việc nóng.
3.4. Cảm lạnh
Nhà thầu phải đảm bảo cho những người lao động bị cảm lạnh tránh được các tai nạn và có các biện pháp y tế cần thiết để sớm hồi phục.
3.5. Khu vực làm việc độc hại (hóa chất)
Phải thực hiện các biện pháp đối với các hóa chất nguy hiểm và các chất độc hại tại những khu vực làm việc độc hại (hóa chất) trên công trường.
Nhà thầu đảm bảo;
a) Phải sử dụng mặt nạ khí phù hợp với các hóa chất nguy hiểm và các chất độc hại tại những khu vực làm việc độc hại (hóa chất);
b) Phải sử dụng các PTBVCN như máy thở, quần áo bảo hộ, vv để giảm tiếp xúc với độc tố;
d) Phải thiết lập quy tắc thực hành để giảm sự tiếp xúc của người lao động với các hóa chất nguy hiểm và các chất độc hại.
3.6. Thiếu ánh sáng
Thiếu ánh sáng tại nơ i làm việc có thể ảnh hưởng đến tình trạng an toàn và sức khỏe cá nhân. Chiếu sáng tại nơi làm việc phải dựa trên các nguyên tắc về lao động và phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động.
Nhà thầu đảm bảo:
a) Ánh sáng ban ngày và ánh sáng nhân tạo phải được sử dụng hợp lý để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của các cá nhân;
b) Phải sử dụng ánh sáng nhân tạo hợp lý tại nơi làm việc vào ban đêm để tránh tai nạn;
c) Phải sử dụng ánh sáng nhân tạo tại những vị trí cần thiết như khu vực đào sâu, phía trong tòa nhà, vv để duy trì điều kiện làm việc bình thường và ngăn ngừa tai nạn; và
d) Phải thiết lập quy tắc thực hành để đảm bảo ánh sáng phù hợp cho người lao động.