vụ viện nước CHDCND Trung Quốc
1.1. Những điểm giống nhau của tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
- Thứ nhất, cơ quan hành pháp của 2 nước đều do Quốc hội bầu ra và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Người đứng đầu Chính phủ đều là Đảng viên Đảng cộng sản và phải là Đại biểu Quốc hội. có nhiệm vụ thực hiện Hiến pháp, luật và Nghị quyết do Đại hội đại biểu toàn quốc ban hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Quốc Hội ( Việt Nam ) và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ( Trung Quốc) và Chủ tịch nước.
- Thứ hai, phạm vi quản lý của Chính phủ cả hai nước đều rất rộng bao gồm các lĩnh vực như ngoại giao, tài chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,…
- Thứ ba, cả hai nước đều có chế định Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia. Thống nhất công tác lãnh đạo quản lý nền hành chính quốc gia
- Thứ tư, việc phân cấp hành chính ở cả hai nước đều chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
- Thứ năm, đều bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình - Đều có nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội (Việt Nam ) và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ( Trung Quốc).
1.2. Những điểm khác nhau của tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc
- Thứ nhất, ở Trung Quốc cơ quan hành pháp được gọi là Quốc vụ viện còn ở Việt Nam gọi là Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của Quốc vụ viện Trung Quốc gồm
20
có Thủ tướng, Một số Phó thủ tướng; Một số Uỷ viên Quốc vụ viện; Bộ trưởng các Bộ; Chủ nhiệm các Uỷ ban; Tổng Kiểm toán; Tổng Thư ký (Bí thư Trưởng). Còn ở Việt Nam cơ cấu của Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Thứ hai, Quốc vụ viện Trung Quốc không quản lý hoạt động của quan giải phóng nhân dân Trung Quốc , quân đội Trung quốc đặt dưới sự lãnh đạo của UB quân sự Trung ương nhà nước – cơ quan do Quốc hội bầu ra.
- Thứ ba, Phân cấp hành chính của Trung Quốc theo 3 cấp là tỉnh, huyện, hương. Nhưng trên thực tế Trung Quốc chia làm 5 cấp đơn vị hành chính lầ tỉnh, địa khu, huyện, hương, thôn nhưng cấp thôn không phải cấp chính quyền chính thức. Trung quốc có 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh, không kể Đài Loan gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và hai đặc khu hành chính (Hồng Kông và Ma Cao). Ngoài ra Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố Đài Loan, hiện do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát là tỉnh thứ 23.
Ở Việt Nam thì cơ cấu tổ chức bảo đảm cho hệ thống hành chính nhà nước thông suốt từ trên xuống tận cơ sở. Từ đó, hệ thống hành chính nhà nước chia ra làm hai nhóm: bộ máy hành chính trung ương, gồm các cơ quan hành chính nhànước trung ương có vai trò quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc; bộ máy hành chính địa phương, gồm các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. (Ở Việt Nam được chia làm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. chính quyền địa phương ở Việt Nam được gọi là Ủy ban nhân dân).
Việc phân cấp này còn theo chức năng Cơ cấu tổ chức theo chức năng được phân định theo chức năng và chuyên môn hoá, tạo thành những cơ quan quản lý các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính trung ương (Chính phủ) chia ra thành các Bộ; bộ máy hành chính địa phương
21
các cấp lại chia ra thành nhiều đơn vị với các tên gọi và thẩm quyền khác nhau. Tương tự như vậy, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy hành chính nhà nước lại được phận chia 30 thành các đơn vị nhỏ hơn. Đó là cấu trúc bên trong của từng cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau.
- Thứ tư, Quốc vụ viện Trung Quốc gồm 27 bộ và ủy ban còn ở Việt Nam có 22 bộ và cơ quan ngang bộ
- Thứ năm, ở Trung Quốc người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương là tỉnh trưởng, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề ở địa phương. Đối với Việt Nam thì là Chủ tịch tỉnh kiêm phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy không có quyền lực như ở Trung Quốc.
- Thứ sáu, Chế độ làm việc Chính phủ Việt Nam là theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Chính phủ Trung Quốc (Quốc vụ viện) làm việc theo chế độ Thủ tướng.