Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Luật Hành chính so sánh (Trang 29 - 35)

cầu công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội hội nhập quốc tế thì tổ chức và hoạt động của chính phủ vẫn còn kém hiệu quả bộc lộ một số tồn tại yếu kém như: Tổ chức bộ máy cồng kềnh nhiều tầng nấc với 22 Bộ cơ quan ngang Bộ và 13 cơ quan thuộc chính phủ. Bộ máy hành chính ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các bộ ngành còn nhiều xu hướng tìm ra được thực hiện cấp thiết các ngành lĩnh vực giữa trung ương và địa phương giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng với chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn. Phương thức lề lối làm việc còn thủ công chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hiện đại, việc triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật và nhất là công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước còn chậm. Giấy tờ hành chính gia tăng thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức không rõ đặc biệt không phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu….

3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam Nam

Thực tiễn tổ chức Chính phủ ở các nước, đặc biệt là các nước phát triển, như Trung Quốc. Có thể nhận thấy cải cách hành chính trước hết phải bắt đầu từ bộ máy của Chính phủ. Chính phủ không thể năng động và hoạt động hiệu quả nếu bản thân nó cồng kềnh, nặng nề. Tất yếu phải giảm số lượng các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực, tăng cường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

23

Tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là xu hướng chung của quá trình tái cấu trúc các Chính phủ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, trong các nhiệm kỳ gần đây, số bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chúng được thành lập trên cơ sở sáp nhập các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực với nhau, một số bộ có phạm vi quản lý rộng, bao quát nhiều ngành, lĩnh vực lớn, chẳng hạn như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính…Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, cả ở khâu nhận thức lẫn cách thức tổ chức, vận hành chúng, nên cần phải có sự nghiên cứu, học hỏi thêm.

Cần phải nhận thức đúng về mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Với mô hình này, cơ cấu tổ chức của Chính phủ trở nên gọn nhẹ hơn bởi các đầu mối quản lý được tinh giảm. Trước khi thiết kế các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phải xác định rõ phạm vi giữa các ngành, lĩnh vực với nhau làm cơ sở cho việc phân chia ranh giới nhiệm vụ, quyền hạn. Ngay từ trong tư duy, bên cạnh những nghiên cứu về sự tương đồng, giao thoa giữa những ngành, lĩnh vực nhất định, cần phải mạnh dạn thừa nhận sự có mặt của những bộ đảm trách những ngành, lĩnh vực đặc thù không thể sáp nhập hoặc không nên sáp nhập vào một ngành, lĩnh vực nào khác nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Không phải ngẫu nhiên mà trong Chính phủ ở nhiều nước tiên tiến có rất ít bộ. Điều dễ nhận thấy là, Chính phủ của họ được thiết kế dựa trên quan điểm về một Chính phủ xây dựng và hoạch định chính sách là chủ yếu, trong điều kiện phân cấp, phân quyền rành mạch, với cơ chế tự quản của chính quyền địa phương. Đây thật sự là một kinh nghiệm đáng tham khảo cho Việt Nam. Trong điều kiện cụ thể của đất nước, cần tập trung thực hiện tốt việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm mạnh nhiệm vụ của Chính phủ, của bộ, gắn với đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương. Vì chỉ có giảm bớt nhiệm vụ của Chính phủ và bộ thì mới khắc phục được tình trạng quá tải về công việc, giảm số lượng công việc ở các đầu mối của các bộ đa ngành hiện nay.

24

Việc đảm bảo tính công khai, minh bạch các thông tin cần thiết Đây là việc làm hết sức cần thiết và hữu ích. Thời gian vừa qua ,Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần tiếp xúc với giới doanh nghiệp để thông báo các chủ trương, định hướng và tiếp nhận những thông tin từ phía các doanh nghiệp để từ đó có biện pháp giải quyết thuận lợi, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thời gian tới, không chỉ Thủ tướng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ( được Thủ tướng ủy quyền ) họp báo mà các Bộ trưởng cũng cần có những cuộc tiếp xúc với đông đảo các tầng lớp xã hội, duy trì mối quan hệ thường xuyên và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

Muốn tạo một môi trường đạo đức trong sạch trong Chính phủ Để có một Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, chúng ta phải thiết lập được một khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành của Chính phủ. Đặt ra pháp luật hoàn hảo để làm khuôn mẫu cho hoạt động của Chính phủ cũng vẫn chưa đủ. Để chống lại sự lạm quyền, tham nhũng từ phía các quan chức Chính phủ cần phải tạo lập một môi trường đạo đức trong sạch trong Chính phủ.

Cần thay đổi vị trí của Văn phòng Chính phủ hiện nay. Việc tổ chức Văn phòng Chính phủ theo mô hình cơ quan ngang bộ ở nước ta hiện nay nên được xem xét lại. Để Chính phủ không là cơ cấu rỗng chỉ được xếp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ, Chính phủ cần có bộ phận thuộc về mình, bộ phận đó thích hợp nhất là Văn phòng Chính phủ. Thuộc về Chính phủ, nghĩa là Văn phòng Chính phủ vẫn nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhưng không nên là cơ quan ngang bộ. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vẫn tham gia các phiên họp của Chính phủ nhưng không phải là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, không tham gia quyết định các chính sách của Chính phủ. Việc xác định lại vị trí của Văn phòng Chính phủ còn là cơ sở để giải quyết vấn đề chưa phù hợp với lý luận hiện nay: một cơ quan giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, không có

25

chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhưng lại có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tiến tới thành lập cơ quan thường trực của Chính phủ. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức Chính phủ ở nhiều nước, Chính phủ nước ta nên tính tới việc thành lập ở bên trong nó một tổ chức có đủ thẩm quyền thay mặt Chính phủ quyết định những vấn đề mang tính kỹ thuật nhằm bảo đảm cho Chính phủ có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

Trong quá trình cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, cần có quy định thật rõ ràng quy chế hội họp ( kể cả họp chính thức và bất thường ), thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất kinh doanh và các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh. Đối với những vấn đề chưa giải quyết ở cấp Bộ, không đùn đẩy và đề nghị lên Thủ tướng, các Phó Thủ tướng giải quyết, Thủ tướng Chính phủ chỉ triệu tập cuộc họp với các Bộ, ngành về những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng và những vấn đề mới phát sinh vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đi đôi với cải cách thủ tục trong hoạt động Chính phủ, thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc giữa các bộ phận trong Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng cần được chấn chỉnh.

Các cơ quan thuộc Chính phủ nước ta hiện nay có các cơ quan thuộc Chính phủ, được thành lập nhằm thực hiện chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Đây là mô hình phù hợp với xu thế chung, nên được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự nhận thức đầy đủ hơn, linh hoạt hơn về vị trí, tính chất, chức năng, vai trò của các cơ quan thuộc Chính phủ. Bởi các Ủy ban không những có tính cơ động, bộ máy đơn giản, dễ thành lập mà còn có khả năng chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các chủ thể có liên quan một cách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt có thể giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ quản lý, không để lại gánh nặng về tổ chức cho Chính phủ.

26

Trong lịch sử, Chính phủ nước ta từng có các Bộ trưởng đặc trách một số mặt công tác nhất định. Tất nhiên, cần chọn lọc những vấn đề thực sự “nóng”, đặc biệt và cấp bách để giao cho một số cá nhân phụ trách. Những Bộ trưởng không bộ này ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với một số mặt công tác được giao còn có vai trò trực tiếp tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, chính sách có liên quan, giống như những cố vấn, trợ lý của Thủ tướng trong công tác chỉ đạo, điều hành hàng ngày. Đây là giải pháp về nhân sự nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới tổ chức bộ máy của Chính phủ: vừa xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm chính của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của đời sống, vừa đảm bảo sự tinh gọn bộ máy Chính phủ. Hơn nữa, việc bổ sung các Bộ trưởng không bộ sẽ làm cho cơ cấu thành viên của Chính phủ linh hoạt hơn, từ đó góp phần làm nên một Chính phủ năng động hơn, hiệu quả hơn.

27

KẾT LUẬN

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng tăng đặt ra yêu cầu cấp bách phải có hội nhập, tương đồng tả về cấu trúc tổ chức, hoạt động hành chính của nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu giải quyết công việc chung, mang tính toàn cầu. kết quả nghiên cứu “Tìm hiểu tổ chức, hoạt động của chính phủ việt nam và liên hệ so sánh với tổ chức, hoạt động của chính phủ trung quốc (quốc vụ viện)” góp phần tích cực phục vụ cho quá trình quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nhất là trong bối cảnh hiện, khi cải cách hành chính đã và đang được Đảng và Nhà nước ta xác định là trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước, các nghiên cứu trong các lĩnh vực hành chính so sánh giành được sự quan tâm mạnh mẽ và có cơ hội để phát triển Chính phủ đã xác định một trong các bài học cải cách hành chính là phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam với đặc điểm truyền thống bản sắc Việt Nam. Đồng thời tham khảo, học hỏi kiến thức, về tổ chức và hoạt động quản lý từ Trung Quốc người anh trong hệ thống XHCN để vận dụng thích hợp vào công cuộc hoàn thiện và phát triển đất nước.

28

Tài liệu tham khảo

Cổng thông tin điện tử chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chủ nghĩa xã hội – Wikipedia tiếng Việt

Dựa trên tác phẩm Chính trị Trung Hoa, Trung Hoa I và Trung Hoa II. Vũ Nguyên (2020), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 Hiến pháp 2013

Giáo trình luật hành chính so sánh Luật tổ chức Chính phủ năm 2015

Một phần của tài liệu Luật Hành chính so sánh (Trang 29 - 35)