Thực trạng chuyển nhượng và huy động vốn của các cổ đông trong CTCP

Một phần của tài liệu VẤN đề THỰC HIỆN QUYỀN và NGHĨA vụ của các cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 27)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Thực trạng chuyển nhượng và huy động vốn của các cổ đông trong CTCP

CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh.

Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.

Tuy nhiên, không phải tất cả số cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông sáng lập đều chịu sự hạn chế chuyển nhượng này mà chỉ có “số cổ phần đăng ký tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp” mới bị hạn chế chuyển nhượng.

Việc ban hành quy định này nhằm để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông sau khi công ty thành lập. Cũng có thể hiểu, các cổ đông đã có ý tưởng sáng lập ra công ty phải có trách nhiệm gắn bó với công ty, không được tùy ý từ bỏ công ty, vì vậy, TCT

mới vũng mạnh và phát triển cho tới ngày hôm sau từ sau khi trở thành mô hình CTCP.Bởi lẽ một khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân khác sẽ dễ dẫn đến các bất ổn trong hoạt động của công ty vì họ là những người gắn bó với doanh nghiệp từ ngay những ngày đầu doanh nghiệp thành lập. Việc một cổ đông sáng lập rời khỏi công ty phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, tức là phải được sự đồng ý của các cổ đông khác. Như vậy còn giữ được tính quan trọng của tất cả các cổ đông, tạo ra tính đồng đều và thống nhất trong quá trình vận hành luật. Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Đối với các cổ phần ưu đãi biểu quyết, trong mọi trường hợp, các cổ đông sở hữu các cổ phần đó không được phép chuyển nhượng cho người khác. Đây là quy định bắt buộc đối với cổ đông CTCP.22

Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng vì những hệ lụy sau khi chuyển nhượng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cho nên dù họ có quyền biểu quyết lớn nhất nhưng cũng không được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà không thông qua sự đồng ý của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty.23

Pháp luật quy định như vậy vì để tránh không để cho một cá nhân trong nội bộ của công ty đang làm việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tập thể.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CTCP TẠI VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 3.1. Nhận xét chung về thực trạng quản lý CTCP

Thực trạng trong quản lý và tổ chức CTCP ở Việt Nam hiện nay.

Về quyền cơ bản của cổ đông

22 Baophapluatvadoisong.vn

Quyền tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ: tại Việt Nam cổ đông thiểu số luôn chiếm phần nhỏ trong CTCP. Bên cạnh việc quy định những quyền lợi chung của cổ đông thì pháp luật Việt Nam cũng đang dần ghi nhận và quan tâm hơn các quyền lợi của cổ đông thiểu số trong CTCP. Trước một số bất cập của LDN 2014 về quyền của cổ đông thiểu số, LDN năm 2020 đã có nhiều điều chỉnh kịp thời để tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thiểu số thực hiện quyền của mình. Theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 115, LDN 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Đây là quyền chung của cổ đông thiểu số và cổ đông khác; tuy nhiên, đối với nhóm cổ đông thiểu số, đây là nhóm quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng cao quyền lực của cổ đông. Với quy định này, các cổ đông thiểu số khi tập hợp từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên sẽ có quyền ứng của vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và có thể nắm được thông tin nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, tham gia quyết định, ý kiến một số vấn đề quan trọng của công ty.

LDN 2020 đã điều chỉnh cắt giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu của cổ đông từ 10% xuống còn 5% để thực hiện quyền cổ đông. Theo đó, cổ đông nắm giữ 10% cổ phần có quyền xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.24

Về chuyển nhượng cổ phần

Một trong hai vấn đề tôi muốn đề cập tới đó chính là trong việc người được hưởng thừa kế, khi cổ đông qua đời thì cổ phần của họ có thể được chuyển nhượng cho người thừa kế hợp pháp hay không? Khoản 3 Điều 127 LDN 2020 chỉ quy định

“Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo

pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.” Kẽ hở này sẽ khiến những cổ đông khác lợi dụng để chiếm hữu hoặc lợi dụng vào vốn hiểu biết của người thừa kế để mua lại cổ phần với giá thấp hơn.

Thực tế, không thể tránh khỏi tình trạng các cổ đông lớn chi phối và nắm giữ phần lớn cổ phần và có sự xung đột xảy ra giữa các cổ đông lớn với nhau. Hậu quả là, các cổ đông nhỏ lẻ sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ sẽ phải chịu lỗ khi cổ phiếu mất giá nhiều khiến các cổ đông nhỏ không thể bán hoặc bị ép bán với giá gần như mất trắng.

Sau một thời gian dài, một vài công ty trụ được do được mua lại bởi nhóm cổ đông lớn bên ngoài bắt đầu có lợi nhuận thì cổ đông lớn này lại tiến hành giữ lại thu nhập để tái đầu tư, thậm chí còn tổ chức phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Trong khi đó, giá cổ phiếu chưa tăng được bao nhiêu, cổ tức không được nhận và quyền lợi về tỷ lệ chia cổ tức trong tương lai thì lại chuệch choạc.

Về Hội đồng quản trị - thành viên Hội đồng quản trị.

 Thành viên HĐQT:

Điểm a khoản 2 điều 160 LDN 2020 quy định:

“Điều 160. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

2. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:

a) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

…”25

Ở cụm từ “6 tháng liên tục” thực sự không hợp lý đối với một số mô hình công ty, ví dụ như tại CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh, các phiên họp diễn ra thường xuyên, hầu như tần suất 5-6 lần họp/ tháng, vậy việc một thành viên Hội đồng quản trị vắng mặt tới 6 tháng là quá lâu và không thể chấp nhận được.

Tương tự, ở một số công ty, việc tham gia các hoạt động cũng như cuộc họp không thường xuyên, chẳng hạn tổ chức theo quý, thì tần suất sẽ ít hơn, vậy thước đo nào để có thể đong đếm được 6 tháng liên tục đó là bao nhiêu lần có diễn ra các hoạt động.

 Hoạt động của HĐQT:

Theo khoản 5 điều 157 LDN 2020 quy định:

“Điều 157. Cuộc họp Hội đồng quản trị

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.”26

Trong khi đó Khoản 24 Điều 4 LDN 2020 lại quy định:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”27

26 Khoản 5 Điều 157 LDN 2020

Như vậy quy định “5 người quản lý khác” không thể hiện rõ rằng đó bao gồm những ai, và nếu những người không có thẩm quyền mà đề nghị thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm phân định quyền hạn đó. Như vậy vấn đề xác định những “người quản lý khác” sẽ tùy thuộc vào quy định của từng công ty.

Quy định mới của LDN 2020 tại khoản 2 điều 156 vấn đề Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, như đã nói ở trên. Quy định này giúp ích rất nhiều trong cơ chế tổ chức quản lý công ty. Như vậy, việc giới hạn kiêm nhiệm chức vụ sẽ giảm tình trạng lạm dụng quyền hành để chuộc lợi, gây khó dễ và có thể đưa ra những quyết định mang tính cá nhân, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển công ty.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đếnquyền và nghĩa vụ của các cổ đông tại CTCP tại Việt Nam theo quan quyền và nghĩa vụ của các cổ đông tại CTCP tại Việt Nam theo quan điểm cá nhân.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, có nhiều thông tin hơn, tránh những trường hợp các công ty ma mọc lên bành trướng tiềm lực kinh tế, rửa tiền để che mắt các đối tác và ngang nhiên lừa đảo nhiều công ty.

Đồng thời khi các cá nhân, tổ chức có thể tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư tài chính vào công ty và trở thành những cổ đông trong tương lai, quy định này vô hình chung ảnh hưởng tích cực tới tiên quyền của những tân cổ đông trong CTCP.

Thứ hai, về chuyển nhượng những cổ phần của người đã chết cho người được thừa kế cũng cần quy định rõ rang hơn, nếu trong trường hợp con/vợ nhưng chưa kịp đăng ký kết hôn thì sẽ xử lý như thế nào. Ngoài ra, việc chia tài sản khi ly hôn như tôi đã đề cập cũng cần đưa ra những hình thức quy định cụ thể, khi cổ đông chào giá nhưng không bán được cổ phần thì phải làm như thế nào? Những điều đó luật vẫn chưa quy định.

KẾT LUẬN

Với xã hội ngày càng phát triển, mô hình CTCP ngày càng mở rộng và các quy định pháp luật không ngừng ra đời để phù hợp với thực tế cuộc sống và điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh. Việc quy định ngày càng cụ thể về quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các cổ đông đã tạo căn cứ pháp lý hợp pháp và nhằm thúc đẩy quá trình phát triển các công ty cổ phần, tạo nên một nền kinh tế thị trường sôi động. Đây là quy định mới mẻ do vậy cần phải có quá trình thử thách về thời gian để biết được tính phù hợp thực tiễn để rút ra những bài học qua đó hoàn thiện dần dần về chế định này tạo ra khung pháp lý vững chắc để các bên thuận lợi trong quá trình áp dụng.

Hiện nay vẫn còn một số bất cập nhưng sau thời gian thử thách và hoàn thiện thì đây sẽ là kênh quan trọng trong việc huy động tiềm năng của các cổ đông trong tương lai qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tránh trường hợp lãng phí vốn khi đầu tư vào bất động sản.

Khóa luận đã đưa ra những phân tích, các góc nhìn cũng như đề ra những kiến nghị, những câu hỏi cần sự hoàn thiện của pháp luật trả lời. Mỗi giải pháp sẽ có những cách thực hiện khác nhau, mục đích khác nhau để có thể đưa tới những kết quả tốt. Do đó, cần phải thực hiện đồng bộ theo trình tự giải pháp, không thể bỏ qua bất kì chi tiết nào. Kể cả việc quy định nâng cao, chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty, tránh những sự nhập nhằng trong quá trình vận hành không đáng có trong tương lai.

Quá trình vận hành và thực hiện quy định pháp luật tại CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh khá chặt chẽ, chi tiết và mang tính sàng lọc cao. Đây cũng là một lợi thế rất lớn của Công ty. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến cũng như thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, các cổ đông đã mang đến hàng ngàn cơ hội việc làm cho nền kinh tế nước nhà.

Trong quá trình đi thực tập, tôi cũng đã được tiếp xúc trực tiếp với các phòng ban của Công ty, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều bài học mà trên sách vở, nhà trường chưa được tiếp xúc. Nhận được sự nhiệt tình của anh, chị trong Công ty nên việc thu thập tài liệu và thắc mắc không gặp nhiều khó khăn.

Nhân đây tôi cũng xin chân thành cám ơn anh chị em đồng nghiệp ở CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thiện đề tài này. Thông qua quá trình làm việc tại Quý Công ty đã giúp cho tôi được hiểu rõ hơn các quy định cũng như thực tiễn về Luật pháp nói chung và quy định công ty nói riêng. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Xuân Bang đã tạo điều kiện giúp tôi tìm hiểu và hoàn thành được chuyên đề mà tôi đã chọn.

Đề tài “Vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty cổ phần” mà tôi tìm hiểu và phân tích hy vọng sẽ đem lại những góc nhìn mới, những

giải pháp và kiến nghị thiết thực cho việc xây dựng hệ thống Pháp luật chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Doanh Nghiệp 2020 (LDN 2020) 2. Luật Doanh Nghiệp 2014 (LDN 2014) 3. Bộ luật Dân Sự 2015 (BLDS 2015) 4. NĐ 47/2021/NĐ-CP

5. Nguyễn Thị Lan Hương, (Một số so sánh về CTCP theo Luật công ty Nhật Bản và LDN Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Hà Nội.

6. Luận giải về CTCP (NXB Tư Pháp)

7. LDN Việt Nam - Tình Huống Dẫn Giải Bình Luận – đồng tác giả Phạm Hoài Huấn, Nguyễn Thị Thanh Lê, Đặng Quốc Chương, Lê Nhật Bảo.

8. Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương, Tổ hợp tác kỹ thuật Việt – Đức (GTZ), Sáu năm thi hành LDN; Những vấn đề nổi bật và bài học kinh nghiệm, Hà Nội.

9. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB ĐHQGHN.

10. Lê Thị Châu, Đổi mới phương thức quản lí Nhà nước đối với quản trị doanh nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Nết, Kinh tế Luật, NXB Tri Thức, TP. Hồ Chí Minh.

12. https://luatlongphan.vn/phap-luat-doanh-nghiep-ve-cong-ty-co-phan 13. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phap-luat-ve-chuyen-nhuong- phan-von-gop-trong-cong-ty-co-phan-theo-quy-dinh-cua-luat-doanh-nghiep-

Một phần của tài liệu VẤN đề THỰC HIỆN QUYỀN và NGHĨA vụ của các cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)