Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến

Một phần của tài liệu VẤN đề THỰC HIỆN QUYỀN và NGHĨA vụ của các cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến

quyền và nghĩa vụ của các cổ đông tại CTCP tại Việt Nam theo quan điểm cá nhân.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, có nhiều thông tin hơn, tránh những trường hợp các công ty ma mọc lên bành trướng tiềm lực kinh tế, rửa tiền để che mắt các đối tác và ngang nhiên lừa đảo nhiều công ty.

Đồng thời khi các cá nhân, tổ chức có thể tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư tài chính vào công ty và trở thành những cổ đông trong tương lai, quy định này vô hình chung ảnh hưởng tích cực tới tiên quyền của những tân cổ đông trong CTCP.

Thứ hai, về chuyển nhượng những cổ phần của người đã chết cho người được thừa kế cũng cần quy định rõ rang hơn, nếu trong trường hợp con/vợ nhưng chưa kịp đăng ký kết hôn thì sẽ xử lý như thế nào. Ngoài ra, việc chia tài sản khi ly hôn như tôi đã đề cập cũng cần đưa ra những hình thức quy định cụ thể, khi cổ đông chào giá nhưng không bán được cổ phần thì phải làm như thế nào? Những điều đó luật vẫn chưa quy định.

KẾT LUẬN

Với xã hội ngày càng phát triển, mô hình CTCP ngày càng mở rộng và các quy định pháp luật không ngừng ra đời để phù hợp với thực tế cuộc sống và điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh. Việc quy định ngày càng cụ thể về quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các cổ đông đã tạo căn cứ pháp lý hợp pháp và nhằm thúc đẩy quá trình phát triển các công ty cổ phần, tạo nên một nền kinh tế thị trường sôi động. Đây là quy định mới mẻ do vậy cần phải có quá trình thử thách về thời gian để biết được tính phù hợp thực tiễn để rút ra những bài học qua đó hoàn thiện dần dần về chế định này tạo ra khung pháp lý vững chắc để các bên thuận lợi trong quá trình áp dụng.

Hiện nay vẫn còn một số bất cập nhưng sau thời gian thử thách và hoàn thiện thì đây sẽ là kênh quan trọng trong việc huy động tiềm năng của các cổ đông trong tương lai qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tránh trường hợp lãng phí vốn khi đầu tư vào bất động sản.

Khóa luận đã đưa ra những phân tích, các góc nhìn cũng như đề ra những kiến nghị, những câu hỏi cần sự hoàn thiện của pháp luật trả lời. Mỗi giải pháp sẽ có những cách thực hiện khác nhau, mục đích khác nhau để có thể đưa tới những kết quả tốt. Do đó, cần phải thực hiện đồng bộ theo trình tự giải pháp, không thể bỏ qua bất kì chi tiết nào. Kể cả việc quy định nâng cao, chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty, tránh những sự nhập nhằng trong quá trình vận hành không đáng có trong tương lai.

Quá trình vận hành và thực hiện quy định pháp luật tại CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh khá chặt chẽ, chi tiết và mang tính sàng lọc cao. Đây cũng là một lợi thế rất lớn của Công ty. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến cũng như thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, các cổ đông đã mang đến hàng ngàn cơ hội việc làm cho nền kinh tế nước nhà.

Trong quá trình đi thực tập, tôi cũng đã được tiếp xúc trực tiếp với các phòng ban của Công ty, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều bài học mà trên sách vở, nhà trường chưa được tiếp xúc. Nhận được sự nhiệt tình của anh, chị trong Công ty nên việc thu thập tài liệu và thắc mắc không gặp nhiều khó khăn.

Nhân đây tôi cũng xin chân thành cám ơn anh chị em đồng nghiệp ở CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thiện đề tài này. Thông qua quá trình làm việc tại Quý Công ty đã giúp cho tôi được hiểu rõ hơn các quy định cũng như thực tiễn về Luật pháp nói chung và quy định công ty nói riêng. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Xuân Bang đã tạo điều kiện giúp tôi tìm hiểu và hoàn thành được chuyên đề mà tôi đã chọn.

Đề tài “Vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty cổ phần” mà tôi tìm hiểu và phân tích hy vọng sẽ đem lại những góc nhìn mới, những

giải pháp và kiến nghị thiết thực cho việc xây dựng hệ thống Pháp luật chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Doanh Nghiệp 2020 (LDN 2020) 2. Luật Doanh Nghiệp 2014 (LDN 2014) 3. Bộ luật Dân Sự 2015 (BLDS 2015) 4. NĐ 47/2021/NĐ-CP

5. Nguyễn Thị Lan Hương, (Một số so sánh về CTCP theo Luật công ty Nhật Bản và LDN Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Hà Nội.

6. Luận giải về CTCP (NXB Tư Pháp)

7. LDN Việt Nam - Tình Huống Dẫn Giải Bình Luận – đồng tác giả Phạm Hoài Huấn, Nguyễn Thị Thanh Lê, Đặng Quốc Chương, Lê Nhật Bảo.

8. Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương, Tổ hợp tác kỹ thuật Việt – Đức (GTZ), Sáu năm thi hành LDN; Những vấn đề nổi bật và bài học kinh nghiệm, Hà Nội.

9. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB ĐHQGHN.

10. Lê Thị Châu, Đổi mới phương thức quản lí Nhà nước đối với quản trị doanh nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Nết, Kinh tế Luật, NXB Tri Thức, TP. Hồ Chí Minh.

12. https://luatlongphan.vn/phap-luat-doanh-nghiep-ve-cong-ty-co-phan 13. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phap-luat-ve-chuyen-nhuong- phan-von-gop-trong-cong-ty-co-phan-theo-quy-dinh-cua-luat-doanh-nghiep- nam-2014-62271.htm 14. https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/dich-vu/quy-dinh-ve-viec-gop-von-co-cau- gop-von-13534 15. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/05/4790/ 16. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23398/1/00050007829.pdf 17. http://giangvien.net/shops/Tai-lieu-ve-khoi-Kinh-te/Cong-ty-co-phan-va-vai- tro-cua-no-trong-phat-trien-kinh-te-o-nuoc-ta-hien-nay-188.html 18. http://vneconomy.vn/doanh-nhan/ban-kiem-soat-bi-vo-hieu-hoa-nhu-the-nao- 20100330111055423.htm 19. Baophapluatvadoisong.vn

Một phần của tài liệu VẤN đề THỰC HIỆN QUYỀN và NGHĨA vụ của các cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)