Chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.DOC (Trang 43 - 45)

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng

3.2.2.7. Chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực

Cần có chính sách hỗ trợ và hỗ trợ hơn nữa khuyến khích thu hút các học sinh có khả năng theo học về ngành công nghiệp Dệt – May, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư Dệt may trầm trọng đã xuất hiện và có thể kéo dài trong một vài năm tới. Đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo dây truyền hiện đại, nhằm đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành Dệt – May Việt Nam.

Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và Marketing nhằm khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành May xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Đồng thời có chính sách hỗ trợ đảm bảo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị các doanh nghiệp liên doanh thu hút.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu hàng dệt may được xem như là một động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế với những nước đang phát triển và ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá như nước ta hiện nay. Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam luôn dẫn đầu ngành dệt may trong sản xuất và xuất khẩu của cả nước, trong những năm qua luôn đóng góp kim ngạch đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới. Trong những năm tới, Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may đang có những cơ hội cũng như những thách thức lớn trong việc thâm nhập thị trường thế giới cũng như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của mình trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả sản xuất cao, Công ty còn phải giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu. Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy

xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may” bằng

việc phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả xuất khẩu cũng như đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, hy vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện đang tồn tại trong hoạt động sản xuất hàng dệt may của Công ty, nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đưa hàng dệt may lên vị trí xứng đáng với tiềm năng phát triển của mình.

Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, cũng như các cô chú công tác tại Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may nhằm hoàn thiện hơn bài chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.DOC (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w