Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.DOC (Trang 35 - 37)

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng

3.2.1.3.Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

Một trong những ưu thế của hàng dệt may Việt Nam là chất lượng cao và thời hạn giao hàng đúng hạn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi hạn ngạch và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, thị phần của mỗi nước xuất khẩu hàng dệt may phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm: đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh phi giá cả, trước hết là chất lượng hàng hóa, trong rất nhiều trường hợp trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Chẳng hạn các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Nhật Bản, Mỹ…đều là những thị trường rất khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng. Người tiêu dùng ở các thị trường khó tính này có khả năng thanh toán cao nên yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm được chú ý hơn là giá cả.

Như vậy, yếu tố chất lượng là yếu tố sống còn đối với ngành dệt may nước ta, do vậy cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

+ Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp. Cần chú ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hóa hút ẩm mạnh, dễ hư hỏng.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì…

+ Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu.

+ Để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu, giữ và nâng cao uy tín trên thị trường thế giới, một hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc là một biện pháp cần thiết.

+ Để cho sản phẩm dệt may của Việt Nam chiếm lĩnh và phát triển được thị trường thế giới (nhất là theo phương thức FOB) gắn liền với các biểu tượng có uy tín chất

lượng cao của nhãn hiệu Việt Nam thì việc phổ cập ISO 9000, ISO 14000, SA 9000 phải trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay.

+ Trong thời gian tới chúng ta cần nâng cao tỷ trọng xuất FOB và tiến tới xuất CIF, chủ động trong thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lượng thành phẩm. Đây chính là biện pháp để đảm bảo yêu cầu về thời hạn giao hàng. - Chú trọng việc nghiên cứu và phát triển mẫu mới: khi tham gia vào thị trường dệt may thế giới, các nhà doanh nghiệp luôn phải đương đầu với cạnh tranh. Thị trường dệt may thế giới là thị trường cạnh tranh mạnh giữa các nhà sản xuất với nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được coi trọng do tác động của mốt thời trang, hay nói cách khác đi là mẫu mốt thời trang tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm dệt may.

Đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nước ta, để chuyển sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì việc nghiên cứu mẫu mốt là một yêu cầu không thể thiếu được. Nó giúp cho các doanh nghiệp của ta phát triển theo hướng tự chủ, không phụ thuộc vào khách đặt hàng nước ngoài, nhờ đó nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa phương thức kinh doanh, thị trường kinh doanh.

Để việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Cần chú trọng quan tâm đặc biệt và tổ chức xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu mẫu mốt có qui mô lớn. Bên cạnh đó cần hình thành một hệ thống các cơ sở nghiên cứu mẫu mốt trong từng doanh nghiệp để có thể vươn kịp các nước trong khu vực.

+ Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ cho các cơ sở nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt một cách hệ thống và cung cấp kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất của người sáng tác với thế giới thời trang, mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, chuyên làm công tác nghiên cứu sáng tác mẫu mới.

+ Để công tác nghiên cứu mẫu mốt có thể triển khai được tốt, kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp phải dành một phần chi phí nghiên cứu sáng tác, thiết kế, chế thử mẫu mốt mới một cách thích đáng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.DOC (Trang 35 - 37)