4. Hậu thương vụ M&A bạc tỷ
4.2. Những dấu ấn đáng chú ý
4.2.1. Doanh số chạm mốc kỷ lục
Năm 2019, Sabeco đã chi gần 1.488 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tăng 354 tỷ đồng (+31%) so với năm ngoái. Việc gia tăng hoạt động marketing đã góp phần mang lại KQKD tích cực cho Sabeco.
Lợi nhuận sau thuế năm vừa qua đạt 5.370 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2018 vượt 14% chỉ tiêu đề ra. Đây cũng chính là mức kỉ lục của Sabeco, cho thấy hiệu quả hoạt động được cải thiện rõ rệt cũng như thành công của chiến lược thiết kế lại. Về sản lượng, Sabeco đặt mục tiêu đạt 1.908 triệu lít bia các loại, tăng 5,87% so với năm 2018.
Quý 4/2019 với doanh thu thuần 9.729 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế quý 4/2019 của Sabeco vẫn tăng trưởng 18% lên 1.090 tỷ đồng. Việc lợi nhuận Sabeco tăng trưởng trong khi doanh thu quý 4 sụt giảm do biên lãi gộp được cải thiện. Theo đó, lãi gộp quý 4/2019 đạt 2.547 tỷ đồng (tăng trưởng 17%), tương ứng biên lãi gộp 26,2%, cao hơn mức 21% cùng kỳ năm trước.
Năm 2019, tài sản của công ty tiếp tục tăng thêm 20,5% so với năm 2018. Quy mô hoạt động được mở rộng cùng với việc giảm bớt hệ số nợ từ 0,45 năm 2017 xuống còn 0,27 vào năm 2019, điều này cho thấy năng lực tự chủ tài chính của SAB được củng cố. Hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực được cải thiện đáng kể khi vòng quay vốn kinh doanh tăng từ mức 1,24 năm 2017 lên mức 1,54 năm 2019. Việc giảm hệ số nợ giúp khả năng thanh toán của SAB được cải thiện đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng từ 1,85 năm 2017 lên mức 3,15 năm 2019; hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng mạnh sau năm 2017, đạt gần 200 lần vào năm 2019, thực trạng này cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào và năng lực hoàn trả lãi vay của SAB được tăng cường.
Doanh thu thuần năm 2019 tăng 80% so với trung bình giai đoạn 2015-2017. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng từ 6.514 đồng năm 2018 lên mức 7.880 đồng năm 2019. Biên lợi nhuận thuần năm 2019 đạt mức 14,2%, tăng khoảng 1,08% so với năm
2015 và 2% so với cùng kỳ. Đà tăng trưởng lợi nhuận được lấy lại ở năm 2019 đã giúp SAB tiếp tục cải thiện mức sinh lời của tài sản và mức sinh lời vốn chủ sở hữu. ROA năm 2019 đạt 21,8%, chỉ thấp hơn năm 2017. Tương tự, ROE đạt mức 29,7%, cao hơn giá trị của năm 2018 là 28,8%.
4.2.2. Lần đầu, xuất hiện tại giải ngoại hạng Anh
Lần đầu tiên, Bia Sài Gòn được xuất hiện tên tuổi trên truyền thông của giải ngoại hạng anh và sẽ là Nhà tài trợ trên tay áo của đội tuyển bóng đá Leicester City trong mùa giải 2018/19. Logo Bia Saigon xuất trên sân vận động King Power, phông nền phỏng vấn cầu thủ, các bảng quảng cáo điện tử cũng như tại các hoạt động giao lưu với cổ động viên. Đây cũng là bước tiến lớn đưa thương hiệu ra với thế giới và khẳng định hơn sự tham vọng của vị tỷ phú Thái muốn phát triển mạnh mẽ thương hiệu Sabeco. Chắc chắn trong tương lai mức độ nhận diện các sản phẩm của công ty sẽ còn gia tăng hơn nữa.
4.2.3. Tái định vị thương hiệu
Sá xị Chương Dương là công ty con của Sabeco với 62% vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam. Sau khi ThaiBev thâu tóm Sabeco, các nhân sự cấp cao phía tỉ phú Thái bắt đầu tiếp quản Chương Dương.
Hồi giữa năm 2018, Tổng giám đốc Sabeco Neo Bennett đảm nhận vị trí Chủ tịch Sá xị Chương Dương. Đến tháng 1-2019, Chương Dương có tổng giám đốc mới là ông Neo Hock Tai Schubert, một nhân sự từ tập đoàn F&N của tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi.
Dù nhiều năm liền, kết quả kinh doanh của Chương Dương chỉ đi ngang và giảm mạnh. Nhưng với sự hậu thuẫn từ tập đoàn của tỷ phú Thái, thương hiệu vang bóng một thời này được “hồi sinh” trên đường đua ngành nước giải khát. Đây cũng là bước đi thể hiện tham vọng cực kỳ lớn trong việc đánh chiếm nhiều phân khúc tại thị trường Việt.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích mô hình sáp nhập và mua lại ta thấy được quá trình này đem lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn là công cụ để các công ty hình thành sau M&A có đầy đủ tiềm lực và điều kiện phát triển lớn mạnh, đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Trong thương vụ của đề tài này, Sabeco là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Bộ Công thương đã được Nhà nước ra quyết định thực hiện thoái vốn và đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá, từ đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển, tạo ra khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, linh hoạt. Năng lực tài chính và lợi thế cạnh tranh được nâng cao góp phần làm tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp, thu hút nhiều nguồn vốn từ trong và ngoài nước đầu tư. Khoản tiền 4.8 tỷ USD sẽ được nộp vào Quỹ sắp xếp cổ phần hóa đặt tại Bộ Tài chính theo quy định mới của Chính phủ, và đặt tại Kho bạc Nhà nước. Với khó khăn ngân sách hiện nay thì nguồn lực như vậy rất là quý. Do đó, việc sử dụng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải thương vụ M&A nào cũng gặt hái được thành công, nhiều rủi ro tiềm ẩn luôn thường trực từ các sai lầm trong chiến lược, định giá công ty và diễn biến bất thường của thị trường có thể quật ngã doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Sau 3 năm về tay ThaiBev, doanh thu của Sabeco có tăng nhưng lại giảm mạnh trong năm 2020 do các quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính vi phạm giao thông liên quan đến bia rượu, tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt dẫn đến tăng giá các nguyên liệu đầu vào. So với giá cổ phiếu của Sabeco tại thời điểm 25/03/2021 là 178,000 đồng, thì ThaiBev đang phải ghi nhận khoản lỗ tạm thời là 1.97 tỷ USD, tương ứng với mức sụt giảm 42% giá trị so với khoản đầu tư ban đầu. Hơn nữa, tổng cổ tức tiền mặt mà ThaiBev nhận về từ Sabeco không đủ để thực hiện nghĩa vụ nợ của khoản vay tài trợ cho thương vụ này trong năm 2020 và 2021, ThaiBev phải dùng thu nhập của mình để chi trả các khoản lãi vay và gốc đến hạn. Theo báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2017 đến 2020, vị thế tài chính của ThaiBev đã suy giảm khá nhiều, hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng tiêu cực kể từ khi thực hiện phi vụ thâu tóm Sabeco. Như vậy, có thể thấy khoản đầu tư cho Sabeco chưa mang lại mức sinh lợi như kỳ vọng ban quản trị doanh nghiệp, vì vậy ThaiBev cần tìm ra các giải pháp để tái cơ cấu tài chính, cải thiện mức doanh thu, lợi nhuận và đem lại lòng tin cho các cổ đông.
Hoạt động mua lại và sáp nhập đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi tính tất yếu và ưu việt của nó. Những thành công hay thất bại của các doanh nghiệp đi trước sẽ là bài học quý giá cho các công ty muốn tìm cho mình một hướng đi mới, một cách phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả hơn. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải nắm bắt đúng cơ hội thị trường, phát triển các chiến lược và phương thức hoạt động phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có các phương án dự phòng rủi ro để công ty có thể đứng vững khi gặp bất kể thách thức nào, tận dụng triệt để nguồn lực và lợi thế của mô hình M&A đem lại, thỏa mãn kỳ vọng đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên Sabeco 2016
https://www.sabeco.com.vn/co-dong/bao-cao-thuong-nien/2016-10
2. Báo cáo thường niên Sabeco 2017
https://www.sabeco.com.vn/co-dong/bao-cao-thuong-nien/2017-10
3. Luật Đầu tư 2014
4. Luật Cạnh tranh 2018
5. ThaiBev thâu tóm Sabeco – Thương vụ M&A hàng đầu của ngành bia châu Á
https://baophapluat.vn/thaibev-thau-tom-sabeco-thuong-vu-m-a-hang-dau-cua- nganh-bia-chau-a-post321100.html
6. Lợi ích của M&A và các hình thức phổ biến
https://luattriminh.vn/m-a-la-gi-loi-ich-cua-m-a-va-cac-hinh-thuc-m-a-pho- bien.html