Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập rèn nghề tại công ty cổ phần mía đường Hòa Bình –HASUCO (Trang 39 - 43)

Do đặc thù của ngành mía đường nên hoạt động sản xuất của Công ty cũng mang đậm chất mùa vụ. Hàng năm, mía vào vụ thu hoạch từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 4 năm sau nên đây là thời gian hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kế toán của Công ty trở nên nhộn nhịp nhất. Ngoài vụ mía thì gần như mọi hoạt động của Công ty đều lắng xuống. Điều này cũng chi phối không nhỏ đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Với điều kiện sản xuất chỉ tập trung vào khoảng sáu tháng mỗi năm, hoạt động tập hợp chi phí sản xuất cũng trở nên bận rộn hơn hẳn lúc vào mùa mía và lại nhàn rỗi khi hết vụ. Một số chi phí như chi phí bảo dưỡng máy móc từ tháng 5 đến tháng 11: bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu,… đặt ra yêu cầu phải trích trước vào chi phí sản xuất. Vì thế công tác tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng có đôi chút khó khăn hơn.

Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có 4 phân xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là: phân xưởng ép, phân xưởng chế luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất, cụ thể là:

- Phân xưởng ép: đảm nhận khâu rửa và ép mía cây.

- Phân xưởng chế luyện: là phân xưởng lớn nhất Nhà máy, đảm nhận tất cả các khâu còn lại để cho ra các sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng này gồm 4 xưởng nhỏ là xưởng đường, xưởng cồn, xưởng phân vi sinh và xưởng giấy.

- Phân xưởng động lực: có nhiệm vụ cung cấp đủ hơi, điện và nước cho quá trình sản xuất của Nhà máy.

- Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất, kiểm tra khi cần và tiến hành bảo dưỡng khi hết vụ mía.

Cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất mà đội ngũ công nhân của Công ty khi vào vụ có năm lên đến gần 350 người, nhưng khi hết vụ, con số này chỉ còn khoảng 70 người - là số công nhân chính thức, thuộc biên chế của Công ty; số còn lại là lao động hợp đồng. Họ chủ yếu là nông dân trong tỉnh, đến vụ mía thì làm việc cho Công ty. Nhờ vậy, mỗi năm, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập thêm cho hàng trăm người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm, Công ty phải mở một số lớp đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về công nghệ sản xuất cho số lượng lao động mùa vụ này.

3. Thành tích mà Công ty đạt được :

* Công ty được Tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000

* Công ty được Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”

* Công ty có các sản phẩm được bình chọn trong Hàng Việt Nam chất lượng cao

* Sản xuất kinh doanh qua các năm ko ngừng cải thiện và phát triển : - Doanh số năm 2007 đạt 1500 tỷ đồng, tăng 82,3% so với năm 2006

- Nộp ngân sách nhà nước 90 tỷ đồng, đạt 102% so với năm 2006 - Thu nhập đời sống công nhân từ 1,1 triệu đồng/người/năm ( năm 2006 ) lên 2,4 triệu đồng/người/năm (2007) và năm 2008 ước đạt 2,7 triệu đồng/người/năm.

* Các chi phí được tiết kiệm đáng kể, vòng quay vốn tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, dư nợ ngân hàng giảm; đời sống người lao động không ngừng được cải thiện

Tiếp tục nghiên cứu các giống mía mới với hàm lượng đường cao, đầu tư ứng trước cho nông dân 25 tỷ đồng hỗ trợ bà con trong việc canh tác sãn xuất.

Phần IV: KIẾN NGHỊ

Trong thời gian rèn nghề, bên cạnh những tích cực, sáng tạo trong sản xuất của công ty, chúng tôi thấy được một vài mặt hạn chế trong sản xuất như sau:

1. Bố trí nhà máy chưa được hợp lý: phân xưởng động lực đặt quá xa phân xưởng chế luyện. Hơn nữa mùa sản xuất lại vào mùa đông, vì thế tổn thất nhiệt trong quá trình sản xuất khá đáng kể. Kiến nghị: Bố trí lại nhà máy cho hợp lý hoặc có biện pháp giảm tổn thất nhiệt đến mức thấp nhất.

2. Thiết bị làm bằng sắt, không được mạ inox nên bị gỉ sét, tốn nhiều công bảo dưỡng ( Từ tháng 5 đến tháng 11). Kiến nghị, mạ inox hoặc thay bằng các thiết bị mới.

3. Hiện nay, nhà máy đang sử dụng bông bảo ôn giữ nhiệt. Cấu tạo của Bông này chủ yếu là sợi thủy tinh, khi công nhân hít vào sẽ đọng lại trong phổi gây ung thư. Kiến nghị, thay bông bảo ôn bằng vữa Samut, vừa giữ nhiệt rất tốt, bền và bảo đảm an toàn lao động.

4. Các lan can ở phân xưởng chế luyện đa số đã bị xuống cấp, không đảm bảo cho công nhân khi làm việc. Kiến nghị: thay hoặc hàn lại lan can.

5. Công ty không có nhân viên trực tiếp kiểm tra dư lượng lưu huỳnh trong quá trình sản xuất. Kiến nghị: cần đầu tư nhiều hơn cho phòng hóa nghiệm để kiểm soát chặt chẽ hơn dư lượng các chất độc hại trong quá trình sản xuất.

6. Khuôn viên công ty có quá ít cây xanh. Kiến nghị: trồng thêm nhiều cây.

C- Kết luận

Chuyến đi rèn nghề thực tế ở nhà máy mía đường Hòa Bình đã giúp chúng tôi có thêm rất nhiều kiến thức quý báu và bổ ích. Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất. Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình với thương hiệu đã có tiếng nói trên thị trường cũng đang ngày càng nỗ lực khẳng định thương hiệu sản phẩm trong tương lai .Mối quan hệ giữa nhà máy với người trồng mía đang ngày càng được xây dựng gắn bó ,hài hòa hơn ,diện tích thâm canh ngày càng được mở rộng, phong trào thi đua lao động sáng tạo lao động giỏi cũng được thực hiện ngày càng mạnh mẽ. Hi vọng trong những năm tới, công ty cổ phần mía đường Hòa Bình sẽ ngày càng phát triển hơn .

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập rèn nghề tại công ty cổ phần mía đường Hòa Bình –HASUCO (Trang 39 - 43)