Huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: "HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN" docx (Trang 79 - 80)

II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.

5. Huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Trong thời buổi hiện nay thì vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất hàng hóa, chất lượng hàng hóa, đến công tác thu mua hàng hóa, đến quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa của bất kỳ một công ty nào. Và đối với công ty VILEXIM cũng thế. Chính vì vậy trong thời gian tới để tăng thêm vốn phục vụ cho công tác kinh doanh ngoài nguồn vốn của mình công ty phải huy động thêm từ các nguồn trong và ngoài nước. Cụ thể công ty có thể huy động từ các nguồn sau:

 Vốn vay từ các ngân hàng.

Nguồn vốn vay này là có hạn, đến hạn thì công ty phải trả. Chính vì vậy mà công ty cần phải tính toán xem nên vay như thế nào để phục vụ cho công tác kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay, hoạt động thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty mang tính thời vụ nên công ty nên vay các nguồn vốn ngắn và trung hạn bởi lãi suất của có thấp hơn vay dài hạn. Tuy nhiên trong thời gian tới trước những yêu cầu chung trong công ty là phải tiến hành đầu tư xây dựng các cơ cở bảo quản hàng hóa, liên doanh liên kết để sản xuất hàng hóa thì công ty nên vay vốn dài hạn.

 Huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty.

Sử dụng nguồn vốn này công ty có thể chủ động hơn trong kinh doanh. Đồng thời công ty không phải chịu sức ép khi đến hạn phải thanh toán. Hơn thế nữa với hình thức vay vốn này công ty có thể huy động được một cách tối đa năng lực và lòng nhiệt của cán bộ công nhân viên trong công ty bởi thu nhập của họ phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của công ty.

Muốn sử dụng được nguồn vốn này công ty phải đặc biệt chú ý tới đối tượng khách hàng có khối lượng mua lớn, đã có quan hệ truyền thống với công ty. Để có được vốn vay này công ty phải đảm bảo được chữ “tín” trong kinh doanh. Có nghĩa là công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản về chất lượng, giá cả, thời gian và cách thức giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh.

 Vay từ các nhà xuất khẩu hàng cho công ty.

Công ty có thể vay từ các nhà xuất khẩu hàng cho công ty thông qua hình thức trả chậm. Hình thức này thường chỉ được thực hiện khi công ty nhập khẩu với một số lượng lớn hàng hóa và là khách hàng quen thuộc của họ. Một điều quan trọng nữa ở phương thức này mà công ty cũng phải thực hiện được là chữ “tín” trong kinh doanh. Tức là công ty phải thanh toán đủ tiền hàng cho nhà xuất khẩu khi đã đến thời hạn thanh toán.

 Ngoài các phương thức trên, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài cũng là một biện pháp hữu hiệu mà công ty cần áp dụng trong tình trạng vừa thiếu vốn, vừa thiếu máy móc thiết bị như hiện nay. Với phương thức này công ty phải dựa trên quan điểm “cả hai bên cùng có lợi’’ có như vậy thì quan hệ của công ty và đối tác liên doanh mới được bền lâu.

Khi đã huy động được vốn, vấn đề tiếp theo mà công ty cần quan tâm là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả. Muốn vậy công ty cần phải thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, phải có biện pháp quản lý nguồn vốn một cách có hiệu quả. Vốn của công ty phải được tập trung vào những dự án mang tính khả thi cao. Đặc biệt, công ty phải dần dần giảm bớt kinh doanh những mặt hàng thô có khối lượng lớn nhưng trị giá kinh tế không lớn, lợi nhuận thu được không cao để dần chuyển sang kinh doanh mặt hàng tinh có giá trị kinh tế cao và có sức cạnh tranh lớn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: "HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN" docx (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w