Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn với mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn lợn nhất là đối với đàn lợn nái sinh sản, là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế được bệnh tật trên đàn lợn nái sinh sản, đem lại chất lượng chăn nuôi tốt nhất.

Theo Bidwell C, và Williamson S. (2005) [.1.15], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái do vi rút, vi khuẩn... gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản:

Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh.

Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng.

Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro.

25

Andrew Gresham (2003) [.1.14], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố quản lý, dinh dưỡng hay môi trường… Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, bệnh do Parvovirus, Leptospiras gây ra.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [.1.17], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm Gram

dương.

Theo Smith B.B. (1995) [17], Taylor D.J. (1995) [.1.18], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bị vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [17], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái,điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, Penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C.

26

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)