Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26 - 35)

Giai đoạn

Thể trạng lợn nái

Loại thức ăn

Nái gầy Nái

trung bình Nái béo

Từ khi phối đến 21 ngày 2,5kg 2,0kg 1,5kg 966

Từ 22 - 84 ngày sau phối 2,5kg 2,2kg - 2,4kg 1,5kg - 2,0kg 966

Từ 85 - 105 ngày sau phối 3,0kg 2,5kg 2,5kg 966

Từ 106 - 113 ngày sau phối 2,5kg 2,0kg 1,8kg 967S

Ngày cắn ổ đẻ 1,5kg 1,0kg 1,0kg 967S

Nước uống Tự do Tự do Tự do

(Nguồn Quản lý tại trang trại Đỗ Đức Thuận)

Trong chăn nuôi công nghiệp nghiệp người ta sử dụng thức ăn tinh, mùi thơm ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với lợn nái trong từng giai đoạn mang thai.

Gần đến ngày đẻ cần giảm lượng cám xuống nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng bằng cách sử dụng cám giàu dinh dưỡng. Không được cho lợn nái ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thức ăn có độc gây sảy thai, đẻ non. Không cho ăn quá nhiều với lợn sau phối 35 ngày.

20

*Ảnh hưởng của khẩu phần ăn không phù hợp đối với lợn nái mang

thai: Cho lợn nái ăn quá nhiều:

Về mặt kinh tế: Khẩu phần ăn phù hợp không bị lãng phí dư thừa cám giúp người chăn nuôi tiết kiệm tiển bạc, nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi.

Về mặt kỹ thuật: lợn nái không bị thừa nhu cầu của giai đoạn chửa. Nếu cho ăn quá nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, đặc biệt là giai đoạn sau 35 ngày. Lợn nái quá béo làm cho chân yếu, đè con trong giai đoạn nuôi con, tiết sữa kém do mỡ chèn ép lên tuyến sữa, làm cho nái khó đẻ, kéo dài thời gian đẻ.

Cho lợn nái ăn quá ít:

Lợn nái trong quá trình mang thai cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thai, nếu như khẩu phần ăn quá ít lợn nái sẽ bị gầy, thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể và nuôi thai. Sức đề kháng với bệnh tật yếu, sức rặn khi sinh yếu.

Không đủ dinh dưỡng dự trữ cho kỳ tiết sữa, sản lượng sữa thấp, nuôi con kém, lợn con còi cọc, dễ mắc bệnh, tỷ lệ lợn con sống thấp.

Thời gian động dục sau khi tách con kéo dài, tỷ lệ số lứa trên năm thấp, hao mòn lợn nái, tốn nhiều cám, giảm thời gian khai thác.

2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái mang thai

2.4.1. Viêm tử cung

Theo nghiên cứu của Tô Thị Phượng, Khương Văn Nam (2014) [.1.9]: sau khi phối giống 18 - 21 ngày lợn động dục trở lại, có trường hợp sau nhiều kỳ phối giống vẫn không đậu thai. Nguyên nhân có thể do trong quá trình thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được khử trùng triệt để, quá trình bảo quản pha chế tinh không đạt tiêu chuẩn... vi khuẩn đã xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

21

hiện đúng quy định vệ sinh đầy đủ dụng cụ, tay chân. Các dụng cụ sử dụng trong thụ tinh nhân tạo cần được vô trùng, không dùng dụng cụ quá cứng gây xây sát nhiễm trùng đường sinh dục. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cẩn thận.

2.4.2. Bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Trong giai đoạn chăm sóc lợn nái mang thai ta thường gặp lợn nái mang thai bỏ ăn nhưng không có những biểu hiện sốt, mệt mỏi, hay đau đớn. Trường hợp này thường sảy ra sau khi phối giống 1 hoặc 2 tháng, có con đến tháng thứ 3 vẫn bỏ ăn. Do một vài nguyên nhân gây ra như:

- Do rối loạn nội tiết tố sau khi lợn đậu thai, tăng hoặc giảm một số hor- mone làm ảnh hưởng đến tính thèm ăn.

- Do thai bị chết khô. Thai chết do nhiêu nguyên nhân như độc tố nấm mốc và thức ăn hay bệnh truyền nhiễm như dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh… Khi thai chết chất độc hấp thu vào máu gây nhiễm dộc huyết, làm cho con vật mệt mỏi, bỏ ăn.

- Do thai quá nhiều, gần đẻ thai thúc mạnh vào thành bụng làm lợn mẹ đau, mỏi, bỏ ăn.

2.5. Một số loại thuốc được sử dụng trong trị bệnh của đề tài

* Vilamoks LA: Thuốc do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thú y VILSAN là một trong những nhà sản xuất dược phẩm thú y lớn nhất trên thị trường thú y của Thổ Nhĩ Kỳ.

- Quy cách đóng lọ: 250ml.

- Thành phần: Mỗi 1 ml chứa Amoxicillin trihydrate tương đương với

150 mg Amoxicillin base.

- Công dụng: Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa, hệ tiết niệu sinh dục

do vi khuẩn nhạy cảm với amoxicillin và đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp cũng như các bệnh nhiễm trùng sau phẫu thuật ở gia súc, lợn, cừu, chó và mèo.

22

TT/ngày/lần, tiêm trong 3 - 5 ngày liên tục.

* Hanalgin - C: Thuốc do công ty HANVET sản xuất.

Quy cách đóng lọ 100ml. - Thành phần: Mỗi ml chứa: Metamizole sodium: 250mg Axit ascorbic: 100mg Tá dược vđ: 1ml

Công dụng: Chữa sốt cao, cảm nắng, thấp khớp và cơ bắp. Đau bụng

co thắt, chứng đầy hơi và táo bón đường ruột; co thắt cổ tử cung trong khi sinh, đau có nguồn gốc tiết niệu và mật; tắc nghẽn thực quản, đau dây thần kinh và viêm dây thần kinh. Các bệnh truyền nhiễm, stress nóng, vận chuyển

Cách dùng: Tiêm bắp, lợn: 10 -15 ml/con, lợn con: 3 - 5 ml/con

* Gluco - K - C Namin: Thuốc của công ty Cổ phần Thuốc thú y Marphavet. Quy cách đóng lọ 100ml

- Thành phần: Glucose 2000mg Acetylmethionin 500mg Vitamin C 5000mg

Acid aspartic 378mg Arginin 413mg Tá dược vừa đủ 100ml

Bổ sung Vitamin K, B12, Acid caprylic, Tolfenamic acid, Methyparaben và một số vitamin.

- Công dụng: hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, bổ gan, giải độc. Hồi sức nái

sau sinh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm. An toàn cho nái mang thái.

- Cách dùng: tiêm bắp hoặc dưới da. Ngày một lần 1ml/7 - 10kg TT

* Vitamin C:sản phẩm của Công ty dược Phẩm Trung Ương 1. Quy cách đóng ống 5ml.

- Thành phần: Acid ascorbic 500mg/5ml.

23

chứng chảy máu do thiếu vitamin C.

+ Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm, mệt mỏi, nhiễm độc.

+ Thiếu máu do thiếu sắt.

+ Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.

- Cách dùng: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Ngày 1 lần 500mg/5ml/con.

2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản trên lợn nái có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản, không chỉ khiến lợn nái giảm khả năng sinh sản mà có thể làm mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Lê Văn Năm và cs. (1999) [.1.7] thì: Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng, tạo ra độc tố có hại cho tình trùng như: Spermiolisin (độc tố là tiêu tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực bào tích tụ gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường dạ con cũng dễ bị chết non.

Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [.1.6] cho biết: do trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động, hoặc bị một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), xoắn khuẩn (Leptospirosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [.1.2] cho rằng: không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì lợn nái động dục lần đầu cơ thể chưa phát triển chưa đầy đủ, chưa tích tụ chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ rồi mới cho phối giống. Thường cho

24

động dục thứ 2 - 3 trở đi.

Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1999) [.1.3] cho biết: Lợn nái thường bị bệnh viêm móng chân, nhất là nái có trọng lượng lớn.

Nguyễn Xuân Bình (2000) [.1.1] do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, thiếu protein, gluxit, lipit và các chất khoáng Canxi, Iod, vitamin A, D dẫn đến cơ thể bị suy nhược không đủ chất nuôi thai, thai bị chết, đẻ non.

Cũng theo Nguyễn Xuân Bình (200) [.1.1] thì trường hợp lợn nái mang thai bỏ ăn nhưng không sốt thường xảy ra ở 1 - 2 tháng sau phối có khi là ở tháng 3, tháng 4. Do rối loạn nội tiết khi lợn đã đậu thai, thai bị chết khô do thức ăn nhiễm độc, thai chết độc tố hấp thu vào máu gây nhiễm độc huyết, làm cơ thể mệt nhọc, uể oải, bỏ ăn.

2.6.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn với mục đích nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn lợn nhất là đối với đàn lợn nái sinh sản, là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế được bệnh tật trên đàn lợn nái sinh sản, đem lại chất lượng chăn nuôi tốt nhất.

Theo Bidwell C, và Williamson S. (2005) [.1.15], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái do vi rút, vi khuẩn... gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản:

Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh.

Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng.

Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro.

25

Andrew Gresham (2003) [.1.14], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố quản lý, dinh dưỡng hay môi trường… Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, bệnh do Parvovirus, Leptospiras gây ra.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [.1.17], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm Gram

dương.

Theo Smith B.B. (1995) [17], Taylor D.J. (1995) [.1.18], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bị vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [17], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái,điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, Penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C.

26

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng: Trên đàn lợn nái mang thai nuôi tại cơ sở.

-Phạm vi nghiên cứu: quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái mang thai tại trang trại Đỗ Đức Thuận, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm: Tại trang trại Đỗ Đức Thuận, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. -Thời gian: Từ ngày 24 tháng 07 năm 2020 đến ngày 3 tháng 1 năm 2021.

3.3. Nội dung nghiên cứu

-Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại Đỗ Đức Thuận, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

-Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai. -Biện pháp phòng trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn nái tại trại lợn Đỗ Đức Thuận - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.

- Khẩu phần ăn của lợn nái trong từng giai đoạn mang thai, lợn nái hậu bị. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh đối với lợn nái mang thai và lợn nái hậu bị.

- Lịch tiêm phòng vắc - xin cho đàn lợn nái hậu bị, lợn nái mang thai tại trại.

27

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái mang thai của trại và các phác đồ điều trị hiệu quả.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Quy trình nuôi dưỡng lợn nái mang thai

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của đàn lợn mang thai. Cân đối dinh dưỡng cho phù hợp với lợn ở từng giai đoạn khác nhau. Cho ăn đúng khẩu phần, đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý cho ăn đủ vitamin và khoáng chất.

- Cần ghi chép ngày phối giống để tính toán ngày đẻ và có kế hoạch trực lợn đẻ.

- Trong quá trình chăm sóc cần quan sát kỹ nhưng biểu hiện bất thường của lợn sớm phát hiện ra bệnh, có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe lợn mẹ mà sự phát triển của thai.

- Vệ sinh xoa bóp bầu vú trước dự kiến đẻ 10 - 15 ngày để kích thích sữa ra nhiều khi lợn sinh con. Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi vazơlin và kháng sinh chống nhiễm trùng.

- Sau khi chuyển lợn sang ô chờ đẻ cần cẩn thận, tránh làm cho lợn vận động quá mạnh, không đánh đập.

- 7 ngày trước khi đẻ: dọn vệ sinh khử trùng chuồng trại, che chắn chuồng trại.

- Thức ăn đầy đủ dưỡng chất, không bị ôi thiu, mốc. Cung cấp nước sạch cho lợn uống. Trong những ngày mùa đông lạnh cần tăng thêm lượng cám vào khẩu phần thức ăn để bù vào năng lượng đã mất.

3.4.2.2. Quy trình vệ sinh phòng bệnh tại trại

Chuồng trại được xây dụng theo tiêu chuẩn và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho chăn nuôi lợn.

28

Chuồng phân từng khu riêng biệt tiện cho chăm sóc và theo dõi. Trong chuồng luôn thoáng mát, có hệ thống giàn mát, quạt thông gió và tủ thuốc, dụng cụ chăn nuôi.

Thường xuyên rửa, phun sát trùng chuồng trại, xử lí chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Không để các lịch (B 3.1; 3.2 và 3.3) ở Phần 2, chuyển các bảng này sang Phần 4

Thưa Thầy Cô em xin được bảo lưu kết quả của mình vì đây là lịch sát trùng chứ không phải kết quả thực hiện được, nên phải để ở phần 3 ạ.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái giai đoạn mang thai tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)