CÂU 30: TB CÁC LOẠI HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC QUỐC TẾ?

Một phần của tài liệu BCT-0005 (Trang 49 - 51)

c. Các công cụ và chính sách của chính phủ * Đối với nước nhận đầu tư

CÂU 30: TB CÁC LOẠI HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC QUỐC TẾ?

Có rất nhiều cách khác nhau để các công ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, có 4 loại cấu trúc tổ chức phổ biến nhất được các công ty quốc tế lựa chọn và áp dụng.

a.Cấu trúc phân nhánh quốc tế (International Division Structure)

Cấu trúc phân nhánh quốc tế là cấu trúc tổ chức tách biệt các hoạt động kinh doanh quốc tế khỏi các hoạt động kinh doanh nội địa bằng việc thành lập một bộ phận quốc tế riêng biệt có người quản lý riêng (xem hình 6.3). Trong đó, bộ phận quốc tế lại được chia thành các đơn vị tương ứng với các nước mà công ty đang hoạt động.

cấu trúc phân nhánh quốc tế cũng có thể gây ra những vấn đề sau:

Một là, các nhà quản lý quốc tế thường phải phụ thuộc vào các nhà quản lý trong nước về

nguồn lực tài chính và bí quyết kĩ thuật có thể đem lại cho công ty lợi thế cạnh tranh quốc tế.

Hai là, tổng giám đốc của bộ phận quốc tế thường chịu trách nhiệm về mọi hoạt động ở

tất cả các nước. Mặc dù, chính sách này tạo điều kiện cho việc phối hợp các nước với nhau, nhưng nó lại làm giảm quyền lực của các nhà quản lýở từng quốc gia..

Cấu trúc khu vực địa lý là cấu trúc trong đó tất cả các hoạt động toàn cầu của công ty được tổ chức theo nước hay theo khu vực (xem hình 6.4)

Nếu công ty càng hoạt động ở nhiều nước thì khả năng tổ chức theo khu vực của công ty cũng càng lớn thay cho việc tổ chức theo nước. Thông thường, tổng giám đốc phụ trách mỗi nước hay mỗi khu vực. mỗi bộ phận theo khu vực địa lý hoạt động như là một dơn vị độc lập, với hầu hết các quyết định được phân chia cho người quản lý khu vực hoặc quốc gia. Mỗi đơn vị có các phòng ban riêng như phòng cung ứng, sản xuất, Marketing và bán hàng, nghiên cứu và phát triển, kế toán…Trụ sở chính của công ty mẹ ra quyết định về chiến lược tổng thể của công ty và phối hợp các hoạt động của các cơ sở khác nhau.

Cấu trúc theo khu vực là phù hợp nhất đối với các công ty coi mỗi thị trường khu vực hay quốc gia là duy nhất. Cấu trúc này đặc biệt có ích khi giữa các quốc gia hay các khu vực có sự khác nhau lớn về văn hóa, chính trị hay kinh tế.

c.Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu (Wordwide Product Division Structure)

Đây là cấu trúc tổ chức phân chia các hoạt động của công ty trên toàn thế giới theo nhóm sản phẩm

Do cấu trúc này khắc phục được một số hạn chế về phối hợp của cấu trúc phân nhánh quốc tế, nên cấu trúc này thích hợp đối với công ty cung các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Do trọng tâm cơ bản là sản phẩm, nên cả hai phía quản lý nội địa và quốc tế ở mỗi nhánh sản phẩm phải phối hợp các hoạt động của họ lại với nhau để không gây xung đột.

d.Cấu trúc ma trận toàn cầu (Global Matrix Structure)

Cấu trúc ma trận toàn cầu là cấu tổ chức phân chia chuỗi mệnh lệnh giữa các bộ phận sản phẩm và bộ phận khu vực

Một phần của tài liệu BCT-0005 (Trang 49 - 51)