c. Các công cụ và chính sách của chính phủ * Đối với nước nhận đầu tư
7.3.3. Liên minh chiến lược
a. Khái niệm
Đôi khi các công ty sẵn sàng hợp tác với nhau nhưng không muốn đi quá xa để thành lập một công ty liên doanh riêng biệt. Mối quan hệ từ hai pháp nhân trở lên (nhưng không thành lập ra thêm một pháp nhân riêng biệt) để đạt được những mục tiêu của mỗi bên được gọi là liên minh chiến lược. Cũng giống như liên doanh, các liên minh chiến lược có thể được thành lập trong một thời gian tương đối ngắn hoặc trong nhiều năm, phụ thuộc vào những mục tiêu của các bên tham gia. Các liên minh có thể được thành lập giữa các công ty và những nhà cung cấp của họ, các khách hàng của họ, thậm chí với các đối thủ cạnh tranh của họ. Để thành lập ra những liên minh như vậy, thông thường một bên sẽ mua lại cổ phần của bên kia. Như vậy là các bên đều có lợi ích trực tiếp gắn với kết quả hoạt động trong tương lai của các đối tác kia.
Liên minh chiến lược tạo ra được một số ưu thế quan trọng cho các công ty. Nhờ có liên minh chiến lược mà các công ty có thể chia sẻ chi phí của nhữg dự án đầu tư quốc tế. Chẳng hạn, nhiều công ty phát triển sản phẩm mới không chỉ áp dụng những công nghệ hiện đại mới nhất mà còn rút ngắn vòng đời của những sản phẩm hiện có. Vòng đời sản phẩm ngắn hạn sẽ làm giảm thời gian thu hồi vốn của công ty cho việc đầu tư. Vì vậy, nhiều công ty đã hợp tác để chia sẻ chi phí phát triển sản phẩm mới. Các công ty thường sử dụng liên minh chiến lược để tác động vào các lợi thế đặc biệt của đối thủ cạnh tranh. Các công ty tìm đến liên minh chiến lược cũng vì nhiều lý do giống như đối với liên doanh. Một số sử dụng liên minh để có được các kênh phân phối trên thị trường mục tiêu, còn một số khác sử dụng để giảm bớt rủi ro.
c. Nhược điểm của liên minh chiến lược
Bất lợi lớn nhất của liên minh chiến lược là nó có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh sở tại hay thậm chí toàn cầu trong tương lai. Chẳng hạn một đối tác có thể sử dụng liên minh để thử nghiệm thị trường và chuẩn bị đưa vào một chi nhánh sở hữu toàn bộ. Bằng cách từ chối cộng
tác với các công ty khác trong những lĩnh vực là chuyên môn cốt lõi của mình, các công ty có thể giảm bớt khả năng tạo ra đối thủ cạnh tranh đe dọa mảng hoạt động chính của mình. Cũng như vậy, một công ty có thể đòi hỏi về những điều khoản hợp đồng, trong đó hạn chế các đối thủ cạnh tranh với mình trong một số sản phẩm nhất định hoặc trên một số vùng địa lý. Các công ty cũng cần thận trọng để bảo vệ các chương trình nghiên cứu đặc biệt, công nghệ sản phẩm cũng như kinh nghiệm về marketing không phải cam kết chia sẻ trong liên minh.
Cũng như trong trường hợp liên doanh, các tranh chấp có thể nảy sinh và cuối cùng làm xói mòn sự hợp tác. Như là một nguyên tắc, khi soạn thảo các hợp đồng liên mình, phải tính đến cáng nhiều càng tốt những tranh chấp có thể xảy ra. Tuy nhiên, các vấn đề giao tiếp và các khác biệt về văn hóa vẫn có thể xảy ra.