*/ Bọ đuôi kìm: Trung bình một con bọ đuôi kìm ăn 23,6 con rệp sáp/ngày. Ngày đầu tiên bọ đuôi kìm ăn số lượng rệp ít nhất là 12,2 con rệp sáp/ngày. Khả năng ăn cao nhất ở ngày theo dõi thứ 5, bọ đuôi kìm có khả năng ăn tới 30 con rệp sáp/ngày.
*/ Nhện bắt mồi: Trung bình một con nhện bắt mồi ăn được 7,5 con nhện đỏ/ ngày. Ngày đầu tiên theo sức ăn mồi của nhện bắt mồi thấp nhất là 4,8 con/ngày. Ngày theo dõi thứ 5 nhện bắt mồi có khả năng ăn cao nhất là 10,6 con/ngày.
*/ Bọ rùa 6 vệt đen: Trung bình một con bọ rùa có thể ăn 10 con rệp sáp/ngày. Khả năng ăn mồi của bọ rùa trưởng thành giảm qua các ngày theo dõi. Ngày đầu tiên sức ăn mồi của bọ rùa cao nhất đạt 18 con rệp sáp/ngày. Khả năng ăn mồi thấp nhất của bọ rùa ở ngày theo dõi cuối cùng là 4 con/ngày.
- Khả năng ký sinh của thiên địch
*/ Khả năng ký sinh của ong ký sinh sâu ăn lá Braconid:
Tỷ lệ sâu bị ong ký sinh trung bình đạt 14,9 %. Ngày theo dõi đầu tiên tỷ lệ ký sinh đạt thấp nhất là 10 %. Khả năng ký sinh của ong đạt cao nhất ở ngày theo dõi thứ 4, tỷ lệ ký sinh đạt 40,6%.
Chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae có khả năng phát triển và ký sinh gây bệnh trên rệp sáp hại na, thí nghiệm sau 3 ngày hiệu quả đạt 64,8%, sau 5 ngày hiệu quả đạt 73,9%, sau 7 ngày đạt 100%, phần lớn rệp sáp chết bị nấm ký sinh. Sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae dưới dạng dịch bào tử ở nồng độ 108 bt/ml phòng trừ rệp sáp hại na trên đĩa petri, hiệu quả đạt 70-100% sau 7 ngày phun.
4.2. Đề nghị
Để phát triển nông nghiệp một cách bền vững nói chung cũng như cây na nói riêng việc sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại là rất cần thiết. Đây là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch hại cũng như bảo vệ khai thác hợp lý những loài côn trùng có ích, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại cho con người và môi trường sống.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Bùi Xuân Thảo
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Đào Văn Ngọc
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Nguyễn Khắc Dũng
PHỤ LỤC
THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH TRÊN NA
Ruồi ăn rầy Nấm Metarhizium
Ong Ký sinh Braconidae Bọ rùa 6 vệt đen
Bọ chân chạy Bọ xít râu 5 đốt (Pentatomidae)