khẩu vận chuyển bằng đường biển.
6.1 Giám định tổn thất:
Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của người bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không cần phải giám định và cũng không thể giám định được. Do đó, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng chứng chứng minh về nguyên nhân và mức độ của những tổn thất này. Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám định gồm hai loại: Biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày.
Người được bảo hiểm có thể tham gia ý kiến với giám định viên để thông nhất về tỷ lệ tổn thất hàng hoá. Trong trường hợp đôi bên không nhất trí được thì có mời một bên trung gian làm giám định viên độc lập. Biên bản giám định là chứng thư quan trọng trong việc đòi bồi thường, vì vậy khi hàng đến cảng đến có tổn thất phải yêu cầu giám định ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ quan được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm uỷ quyền.
6.2. Bồi thường tổn thất.
6.2.1. Nguyên tắc: Các công ty bảo hiểm của Việt nam tính toán và bồi thường tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc sau: tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Bồi thường bằng tiền chứ không phải bằng hiện vật. Đồng tiền bồi thường là đồng tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu không có thoả thuận thì nộp phí bằng đồng tiền nào sẽ được bồi thường bằng đồng tiền đó.
- Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất với các chi phí: cứu hộ, giám định, đánh giá và bán lại hàng hoá bị tổn thất, chi phí đòi người thứ ba bồi thường, tiền đóng góp vào tổn thất chung thì dù có vượt quá số tiền bảo hiểm người bảo hiểm vẫn bồi thường dựa trên quy định trong điều khoản đã thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm.
- Khi thanh toán tiền bồi thờng, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi người thứ ba.
6.2.2. Cách tính toán bồi thường tổn thất:
* Đối với tổn thất chung:
Khi có tổn thất chung xảy ra chủ tàu có quyền chỉ định một công ty hay một chuyên viên giám định tính toán tổn thất chung, phân bổ tổn thất chung cho các quyền lợi trên tàu. Các quyền lợi, lợi ích trên tàu bao gồm: tàu, hàng và cước phí. Nhiệm vụ của chuyên viên tính tổn thất chung là trên cơ sở chứng từ giấy tờ có liên quan xác định những hy sinh và những chi phí nào được công nhận là tổn thất chung để tính toán phân bổ cho chủ tàu, các chủ hàng,cước phí đóng góp trên cơ sở "Bảng phân bổ tổn thất chung". Cách tính toán và phân bổ tổn thất chung tiến hành như sau:
-Xác định tỷ lệ đóng góp (chỉ số phân bổ) vào tổn thất chung :
Tỷ lệ đóng góp = Tổng giá trị tổn thất chung Tổng giá trị chịu phân bổ
Trong đó:
Tổng giá trị tổn thất chung là tổng những hy sinh và chi phí được công nhận là tổn thất chung.
Tổng giá trị chịu phân bổ là tổng giá trị các lợi ích trên tàu vào thời điểm hành động tổn thất chung xảy ra, tức là bao gồm các giá trị đã được tổn thất chung cứu thoát và những giá trị đã hy sinh vì an toàn chung. Nó được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản tại nơi kết thúc hành trình.
-Tính số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi: Mức đóng
góp =
Giá trị chịu phân bổ của mỗi bên *
Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung
Số tiền đóng góp vào tổn thất chung sẽ được người bảo hiểm bồi hoàn cho các chủ hàng nếu có bảo hiểm mà không phụ thuộc vào điều kiện bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị đóng góp thì người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị đóng góp.
* Đối với tổn thất riêng: Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận:
- Nếu là tổn thất toàn bộ thực tế thì người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm. Khi đó số tiền bồi thường bằng số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm.
-Nếu là tổn thất toàn bộ ước tính, khi người được bảo hiểm thông báo từ bỏ hàng cùng với các thủ tục cần thiết mà người bảo hiểm chấp thuận thì sẽ được bồi thường toàn bộ và ngược lại nếu người được bảo hiểm không thông báo từ bỏ hàng hay người bảo hiểm không chấp thuận thì chỉ được bồi thường như tổn thất bộ phận.
-Tổn thất bộ phận: Về nguyên tắc thì số tiền bảo hiểm được tính như sau: Số tiền bồi
thường = Tỷ lệ tổn thất * Số tiền bảo hiểm
= Tổng giá trị tổn thất tại cảng dỡ hàng * STBH Tổng giá trị hàng hoá
Với cách tính như vậy, được bồi thường sẽ đảm bảo tính chính xác trong trường hợp giá cả hàng hoá có biến động lớn (tăng hoặc giảm) kể từ lúc bắt đầu bảo hiểm cho đến khi hàng đến cảng đến. Tuy nhiên trong thực tế, khi tính toán bồi thường tổn thất, các công ty bảo hiểm Việt Nam hầu như không tính đến yếu tố biến động về giá cả trên thị trường hay nói cách khác coi như giá cả không biến động kể từ lúc bắt đầu bảo hiểm cho đến khi tính toán bồi thường tổn thất. Việc tính toán bồi thường tổn thất bộ phận ở Việt nam thường xảy ra các trường hợp sau:
Bồi thường tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng, thiếu hụt, giảm phẩm chất... có biên bản giám định chứng minh. Trong trờng hợp này số tiền bồi thường là:
STBT = Tỷ lệ tổn thất * Số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ tổn thất ở đây chính là mức giảm giá trị thương mại ghi trên biên bản giám định. Nếu biên bản giám định không ghi mức giảm giá trị thương mại mà chỉ ghi trọng lượng, số lượng hàng hoá bị thiếu hụt:
STBH = Trọng lượng(Số lượng) hàng hoá thiếu hụt * STBH
Trọng lượng(Số lượng) hàng hoá theo HĐ
Bồi thường mất nguyên kiện: Bồi thường mất nguyên kiện thường xảy ra trong các trường hợp như: tàu giao thiếu hàng hoặc không giao hàng, các kiện hàng bị tổn thất toàn bộ trong khâu xếp dỡ, vận chuyển... trong trường hợp này nếu các kiện hàng có đơn giá thì:
STBT = Số kiện hàng bị mất * Đơn giá
Nếu các kiện hàng không có đơn giá thì bồi thường như trường hợp tổn thất về số lượng, trọng lượng như trên.
Bồi thường các chi phí: các chi phí được người bảo hiểm bồi thường bao gồm: Chi phí tố tụng, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất - đó là chi phí được
chi ra nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm tổn thất hoặc để bảo vệ quyền lợi của hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí liên quan tới việc đòi bồi thường của người thứ ba; Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm .
6.3. Miễn giảm bồi thường:
* Miễn giảm bồi thường là một hình thức từ chối bồi thường trên cơ sở một số tiền được chỉ định theo tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị bồi thường. Miễn giảm bồi thường có hai loại:
-Miễn giảm không khấu trừ: Tức là khi tổn thất xảy ra, nếu mức độ tổn thất đạt tỷ lệ phần trăm quy định thì người bảo hiểm bồi thường toàn bộ tổn thất .
-Miễn giảm có khấu trừ: Tức là người bảo hiểm sẽ khấu trừ không bồi thường một tỷ lệ nhất định khi tổn thất đạt mức trên quy định.
* Mục đích của việc miễn giảm bồi thường là:
- Người bảo hiểm không phải bồi thường những tổn thất quá nhỏ so với tổng giá trị bảo hiểm, số tiền bồi thường khi đó có thể không tương xứng cho việc khiếu nại và giải quyết bồi thường về thời gian và chi phí.
- Loại trừ những tổn thất của các loại hàng hoá có tính chất đặc biệt thường dễ bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.
- Dành một tỷ lệ không bồi thường để người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất sẽ coi như cùng người bảo hiểm có trách nhiệm gánh vác một phần tổn thất.
Hiện nay, do có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm nên các công ty bảo hiểm ít khi sử dụng quy định miễn giảm bồi thường để giữ khách hàng và chỉ áp dụng trong những trường hợp hàng hoá mang tính chất đặc biệt và thường xuyên bị tổn thất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở PJICO HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở PJICO I . KHÁI QUÁT VỀ PJICO VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM