Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85 - 87)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Mục tiêu của kế hoạch của hoạt động giáo dục GTS chưa được xác định rõ rang, chưa có chỉ đạo cụ thể về nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục GTS cho HS trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm và trong các HĐNGLL.

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và đánh giá cũng chưa được thường xuyên, các hình thức giáo dục HĐNGLL chưa sinh động, phong phú, chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia ở các nhà trường THCS.

GV đã thực hiện GD dạy lồng ghép GD GTS cho HS nhưng cũng chưa thường xuyên còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn nhiều GV khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các HĐ GD GTS cho HS.

Còn một bộ phận CMHS chưa có nhận thức sâu sắc về việc giáo dục GTS cho HS, nên việc giáo dục ở nhà cho HS còn yếu.

Chưa thực sự có sự gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể XH.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Năng lực quản lí, chỉ đạo của một số CBQL và năng lực tổ chức HĐ GD GTS của GV còn hạn chế, một bộ phận GV còn lúng túng trong việc tổ chức GD GTS thông qua các HĐ NGLL cho HS.

Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐ GD GTS cho HS của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.

Do nguồn tài chính còn hạn hẹp, nên CSVC phục vụ cho tổ chức HĐ NGLL mặc dù đã được UBND Thành phố Móng Cái quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, một số trường còn thiếu điều kiện để tổ chức GD GTS cho HS thông qua HĐNGLL.

Kết luận chương 2

Đề tài đã khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo các nội dung hoạt động và nội dung quản lý.

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục GTS và quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái cho thấy: Các trường THCS thành phố Móng Cái đã đưa hoạt động giáo dục GTS vào nhà trường, đã có sự chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV bộ môn, BCH Đoàn trường, GV chủ nhiệm lớp, GV tổ chức hoạt động NGLL, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cơ quan liên quan như Thành Đoàn, Công An thành phố, Trung tâm y tế…, tham gia giáo dục cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục GTS cho học sinh. Tuy nhiên nhà trường mới quan tâm đến rèn KNS cho học sinh là chủ yếu, chưa quan tâm tới việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, sự hiểu biết về giá trị sống của GV, học sinh cũng còn nhiều hạn chế. BGH nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS cho học sinh. Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Đây chính là những luận chứng cần thiết làm cơ sở để luận văn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,

TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 85 - 87)