Thực trạng nhận thức về giá trị sống cho học sinh trường THCS thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 51)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng nhận thức về giá trị sống cho học sinh trường THCS thành phố

Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1.1. Nhận thức về khái niệm giá trị sống

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về khái niệm giá trị sống Khái niệm

giá trị sống

Mức độ đánh giá

CBQL Giáo viên Cha mẹ HS Học sinh Tổng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) A. Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người.

0 0 3 3,1 6 4,7 12 9,4 21 5,5

B. Một thứ gì đó có giá

trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân. 0 0 8 8,2 7 5,5 17 13,3 32 8,3 C. Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.

1 3,3 8 8,2 12 9,4 10 7,8 31 8,1

Từ bảng 2.5 trên cho thấy đánh giá của CBQL, GV, PH và HS được thể hiện như sau: Ý kiến D được đánh giá cao nhất và cũng là tổng hợp các ý kiến về khái niệm giá trị sống. Có tới 96,7% cán bộ quản lý; 80,6% giáo viên; 80,4% phụ huynh học sinh và 69,5% học sinh chọn ý kiến D. Tổng có 300/384 (chiếm 78,1%) số ý kiến chọn phương án D. Điều này cho thấy đa số CBQL, GV, PH và HS đều nhận thức đúng về giá trị sống.

Bên cạnh đó vẫn có những ý kiến đánh giá khác như 8,3% ý kiến chọn phương án B (Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân). 8,1% chọn phương án C (Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày) và 5,5% ý kiến chọn phương án A (Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người); đó là các phương án lựa chọn đúng nhưng chưa đầy đủ về khái niệm giá trị sống và qua đánh giá cho thấy số lượng lựa chọn phương án này chỉ chiếm tỷ lệ thấp.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh và học sinh về 12 giá trị sống cho học sinh THCS

Tác giả đã đưa ra 12 GTS để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PH, HS, kết quả thu được như sau:

a. Nhận thức về mức độ phù hợp của 12 giá trị sống đối với học sinh

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về mức độ phù hợp của 12 giá trị sống cho HS THCS

STT Đối tượng khảo sát

Mức độ phù hợp

Rất phù hợp Tương đối phù hợp phù hợp Không

SL % SL % SL %

1 Cán bộ quản lý 28 93,3 2 0,7 0 0

2 Giáo viên 82 83,7 16 16,3 0 0

3 Phụ huynh 97 75,8 31 24,2 0 0

Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 2.6, cho thấy có tới 93,3% CBQL, 83,7% Giáo viên, 75,8% phụ huynh học sinh và 65,6% số học sinh được điều tra cho rằng hoạt động GD GTS là rất phù hợp, chỉ có 0,7% CBQL, 16,3% Giáo viên, 24,2% phụ huynh học sinh và 34,4% số học sinh cho rằng hoạt động này là tương đối phù hợp. Không có ý kiến nào cho rằng không phù hợp.

Khi được hỏi về điều này một số người đã đưa ra quan điểm là việc tổ chức hoạt động GD GTS với 12 giá trị sống cho học sinh trong nhà trường THCS là cần thiết và phù hợp vì những lí do cơ bản sau:

- Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí của các em HS là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài do vậy các em rất khó chống chọi lại các tệ nạn xã hội như game online, bỏ nhà đi bụi, đánh nhau, chửi bậy…

- Việc trang bị những giá trị sống cần thiết giúp các em phát triển nhân cách toàn diện, hình thành những chuẩn mực xã hội, lối sống lành mạnh, thái độ đúng đắn để trở thành người công dân tốt, học sinh tốt, người con hiếu thảo trong gia đình, người bạn biết chia sẻ giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống… và có những hành động, hành vi ứng xử có văn hóa trong cuộc sống

b. Nhận thức về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học và trong HD NGLL cho học sinh THCS

Bảng 2.7 cho thấy kết quả đánh giá về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học và trong HĐ NGLL được thể hiện như sau:

+) Đánh giá về mức độ thực hiện trong môn học: Ở mức độ thực hiện tốt CBQL đánh giá 40%, mức độ trung bình 46,7%, mức độ trung bình được đánh giá cao hơn và có 13,3% CBQL đánh giá mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học được thực hiện chưa tốt; mức độ trung bình được đánh giá cao hơn so với 2 mức độ còn lại. Đối với GV thì đánh giá cao nhất ở mức độ tốt là 54,1%, thấp hơn là mức độ trung bình là 38,8% và chỉ có 7,1% ở mức độ chưa tốt. PH và HS đều đánh giá việc thực hiện trong môn học ở mức tốt cao hơn, PH với 48,4%; HS với 53,1%, mức độ trung bình ở PH là 35,2% và HS là 39,1%; mức độ thực hiện chưa tốt được phụ huynh đánh giá với 16,4% là cao nhất trong các đánh giá của CBQL, GV và HS. Từ kết quả trên ta thấy nhận thức về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học của CBQL, GV, PH và HS là không đồng đều, có sự đánh giá khác nhau: CBQL đánh giá cao hơn ở mức độ thực hiện trung bình nhưng giáo

viên, phụ huynh và học sinh lại đánh giá cao nhất ở mức độ thực hiện tốt, tuy nhiên ở cả 4 đối tượng đều có đánh giá về mức độ thực hiện chưa tốt và ở mức độ này thì phụ huynh đã đánh giá cao hơn so với CBQL, GV và HS.

+) Đánh giá về mức độ thực hiện trong HĐ NGLL

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện trong môn học và trong HĐ NGLL của 12 giá trị sống cho HS THCS

TT Đối tượng khảo sát Mức độ thực hiện

trong môn học Mức độ thực hiện trong HĐ NGLL Tốt Trung bình Chưa tốt Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1. CBQL 12 40 14 46,7 4 13,3 14 46,7 11 36,7 5 16,6 2. GV 53 54,1 38 38,8 7 7,1 66 67,3 25 25,5 7 7,2 3. PH 62 48,4 45 35,2 21 16,4 80 62,5 35 27,3 13 10,2 4. HS 68 53,1 50 39,1 10 7,8 77 60,2 30 23,4 21 16,4

Thực hiện 12 giá trị sống trong HĐ NGLL cho học sinh TNCS được các CBQL đánh giá 46,7%; GV đánh giá 67,3%; PH đánh giá 62,5% và HS là 60,2%ở mức tốt. Ở mức độ thực hiện trung bình thì CBQL đánh giá 36,7%; GV là 25,5%; PH là 27,3%, HS là 23,4%. Nhìn ở 2 mức đánh giá này cho thấy mức độ thực hiện trong HĐ NGLL được các CBQL, GV, PH và HS đánh giá ở mức thực hiện tốt là cao hơn và vẫn còn những ý kiến cho rằng chưa tốt ở hoạt độn này.

So sánh với mức độ thực hiện trong môn học thì mức độ thực hiện trong HĐ NGLL được đánh giá ở mức tốt cao hơn và thực hiện trong môn học được đánh giá ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 51)