8. Bố cục của luận văn
3.6. Đánh giá chung về TNSP
Qua quá trình theo dõi, trao đổi, phân tích diễn biến các giờ học trải nghiệm, trao đổi với giáo viên, trao đổi với học sinh trong đợt thực nghiệm, qua thu thập, phân tích và xử lí số liệu qua phiếu học tập, tôi có một số nhận định sau đây:
1. Kết quả phát triển các thành tố năng lực thực GQVĐ của HS đã có những tiến bộ hết sức rõ rệt qua từng bài học. Phiếu học tập sau có kết quả cao hơn phiếu học tập trước, tỷ lệ HS đạt được yêu cầu của các mức 4, 3 đều cao dần lên. Tuy nhiên số bài thực hiện TN còn chưa nhiều (do thời gian làm đề tài thạc sĩ không nhiều) nên dẫn đến những kết quả tiến bộ của học sinh sau TNSP vẫn chưa thực sự rõ ràng.
2. Vận dụng phương pháp dạy TN trong phát triển năng lực GQVĐ trong các tiến trình của hoạt động TN còn góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức ở người HS, tạo điều kiện thuận lợi cho HS lĩnh hội những kiến thức mới, phát triển tư duy và các kĩ năng cơ bản cần thiết về vật lí cũng như các môn học khác.
3. Các biện pháp mà tôi đề xuất trong bài học là hoàn toàn phù hợp với học sinh THCS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Từ những nhận định trên, tôi cho rằng đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh về chủ đề “Tác dụng của dòng điện” trong dạy học chương “Điện học” - Vật lí 7” có tính khả thi và có thể phát triển, nhân rộng không chỉ trong dạy học chương
“Điện học” vật lí 7 mà còn có thể vận dụng vào việc giảng dạy các chương khác của chương trình vật lí THCS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ kết quả TNSP tôi rút ra được một số kết luận sau:
- TNSP đã được thực hiện đúng kế hoạch và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các GV trong tổ bộ môn đồng thời cũng được các em HS hợp tác và tham gia tích cực.
- TNSP đạt được mục đích đã đề ra là kiểm tra tính khả thi của các tiến trình bài giảng được thiết kế theo tư tưởng của đề tài và giả thuyết khoa học của đề tài. Việc thực hiện HĐTN trong tiến trình dạy học đã từng bước phát triển được năng lực GQVĐ của HS.
- HS có khả năng thích ứng tốt với việc tham gia các HĐTN trong dạy học vật lý. Phương pháp trải nghiệm cũng góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo cho HS, giúp HS nắm và vận dụng kiến thức tốt.
Tuy nhiên tôi thấy rằng vẫn còn một số hạn chế:
- Do điều kiện thời gian tôi chỉ tiến hành số tiết thực nghiệm ít, đối tượng thực nghiệm chưa phong phú vì vậy kết quả của TNSP có tính khái quát chưa cao.
- DH theo phương án tôi soạn thảo tốn thời gian, công sức của GV trong khâu chuẩn bị cũng như trong quá trình thực hiện bài học.
KẾT LUẬN
Với đề tài này tôi đã hoàn thành được các công việc sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức HĐTN và vận dụng để phát triển năng lực GQVĐ của HS trong dạy học môn Vật lí. Việc vận dụng HĐTN có thể được thực hiện ở nhiều khâu, song trong việc hình thành kiến thức sẽ được áp dụng nhiều hơn và hiệu quả hơn trong việc phát triển năng lực GQVĐ của HS.
- Tôi đã điều tra, khảo sát thực tế GV, HS việc vận dụng phương pháp dạy nói chung và về việc dạy theo hướng tổ chức HĐTN nói riêng tại trường THCS.
- Đã tổ chức được HĐTN với 4 chủ đề, soạn thảo 4 tiến trình dạy học ở chương “Điện học” của chương trình Vật lí 7 phù hợp với logic nội dung, trình độ nhận thức của HS theo hướng phát triển năng lực GQVĐ của HS.
- Kết quả của thực nghiệm cho thấy các tiến trình bài học được xây dựng đều có tính khả thi. Tổ chức HĐTN có tác dụng phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Việc thực hiện các thành tố của năng lực GQVĐ của HS đã có những tiến bộ hết sức rõ rệt qua từng bài học.
- Do số lượng bài làm thực nghiệm còn hạn chế nên dẫn đến những kết quả tiến bộ của học sinh sau HĐTN vẫn chưa thực sự rõ ràng.
- Việc dạy học theo phương pháp GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ có một số hạn chế:
- Cả GV và HS đều phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho quá trình dạy học. - Nhìn chung, việc vận dụng phương pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học tốn nhiều thời gian hơn so với quy định của chương trình kiến thức chung.
- Lớp học quá đông nên việc tổ chức cho HS thực hiện phiếu HT và việc đánh giá năng lực của HS qua từng phiếu HT rất khó khăn.
*Một số ý kiến đề xuất
Qua nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học GQVĐ nhằm phát triển năng lực GQVĐ của HS, tôi khuyến nghị:
1. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy học (thiết bị hỗ trợ dạy học và tăng số lượng bộ dụng cụ cho một bài thí nghiệm để tạo điều kiện cho HS có thể thực hiện thí nghiệm).
2. Điều chỉnh số lượng HS trong mỗi lớp từ 25 - 30 HS tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động học tập của HS theo nhóm, tạo điều kiện để GV có thể theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các nhóm và của từng HS.
3. Cần động viên, khuyến khích GV tự nghiên cứu thêm về năng lực GQVĐ và các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là tổ chức trải nghiệm cho HS. Có chính sách hỗ trợ cho GV về thời gian để GV có thể tổ chức các hoạt động giúp HS trải nghiệm để từ đó nâng cao năng lực GQVĐ.
Tôi sẽ tiếp tục triển khai hướng đề tài ở các bài khác để từ đó có thể thiết kế các bài dạy tốt hơn, góp phần tích cực vào việc triển khai chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học vật lý ở cấp cơ sở.
Với những kết quả trên, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hoàng Anh (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lý theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt. [2]. Ban chấp hành trung ương Đảng (1997), “Nghị quyết số 29 - NQ/TW Trung ương khóa 8 XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Hà Nội.
[3]. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) - Dự án Việt-Bỉ, Dạy và học tích cực, Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình THPT môn Vật lí cấp THPT, NXB Giáo dục.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, Tài liệu tập huấn giáo viên [7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh - môn Vật lí cấp THPT, Hà Nội.
[8]. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và cấu trúc của năng lực , Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6 năm 2015.
[9]. Nguyễn Thị Kim Chung (2018), “Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Nghệ An”, tạp chí Giáo dục, số đặc biệt.
[10]. Nguyễn Văn Giang (2009), Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sang tạo của HS trong dạy học chương “Sự bảo toàn chuyển hóa năng lượng ở vật lí lớp 9”, luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội 1.
[11]. Dương Thị Hồng Hạnh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thong qua dạy học chương sự điện li - Hóa học lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[12]. Dương Giáng Thiên Hương (2017), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lý huyết và vận dụng trong dạy tiểu học”, Tạp chí Kho học Giáo dục, Đại học Sư Phạm Hà Nội
[13]. Nguyễn Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài NCKH của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
[14]. Nguyễn Thị Lan Phương (2010), “Đề xuất khái niệm và chuẩn đầu ra của năng lực giải quyết vấn đề với học sinh trung học phổ thông”, Viện khoa học giáo dục, Việt Nam.
[15]. Từ Đức Thảo (2014), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS trung học phổ thong trong dạy học hình học, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh.
[16]. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[17]. Vũ Văn Thư (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khi dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” vật lí 11 THPT”, luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.
[18]. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thong theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sang tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN, HỌC SINH Phiếu 1. Phiếu phỏng vấn giáo viên
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
Họ và tên: ... Trường: ... Năm vào ngành: ...
Kính mong thầy (cô) cho biết ý kiến về vấn đề dạy học trải nghiệm nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS ở nhà trường (đánh dấu X hoặc làm theo hướng dẫn vào nội dung thầy (cô) chọn)
Câu 1: Đơn vị trường đồng chí công tác có đủ dụng cụ để làm tất cả các thí nghiệm thuộc chương “Điện học” không?
a. Có b. Không
Câu 2: Đ/c đánh dấu X vào nội dungmà đ/c chọn:
Khi dạy học các bài sau đây, đ/c có sử dụng thí nghiệm không?
Bài 22: “Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện”
a. Có b.Không c. Thỉnh thoảng
Bài 23: “Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện” a. Có b. Không c. Thỉnh thoảng Những bài đồng chí không sử dụng thí nghiệm là do:
Không có dụng cụ thí nghiệm Không có thời gian chuẩn bị Chưa chắc đã thành công trên lớp Bài học quá dài không đủ thời gian
Lí do khác: ……….
Câu 3: Những khó khăn của HS khi học chương này là gì? Kiến thức: ... ... Kĩ năng: ... ...
Câu 4: Các phương pháp dạy học mà các đ/c đã sửdụng khi dạy học chương này(có thể chọn nhiều phương pháp)
a. Thuyết trình hỏi đáp b. Diễn giảng - minh họa
c. Dạy học trải nghiệm d. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề e. Phương pháp khác:
...
Câu 5: Tầm quan trọng của việc tổchức dạy học trải nghiệm cho HS: a. Rất quan trọng b. Quan trọng
c. Bình thường d. Không quan trọng Nếu có tổ chức thì kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm như thế nào?
... ...
Câu 6: Khi tổchức dạy học trải nghiệm, các đ/c gặp những khó khăn gì? Không có đủ thời gian để thiết kế các hoạt động
Chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị
Chưa nắm rõ quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm
Khả năng thiết kế các hoạt động dạy học trải nghiệm còn hạn chế Lí do khác: ……….. Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô!
Phiếu 2. Phiểu phỏng vấn học sinh PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
Họ và tên: ... Lớp... Trường: ...
Em vui lòng cho biết thông tin về việc học trong các giờ học môn vật lí trên lớp và sự phát triển năng lực GQVĐ của bản thân em ở trường (đánh dấu X vào nội dung em chọn)
Em hãy khoanh tròn vào những lựa chọn của mình.
Câu 1: Khi học về chương “Khúc Xạ Ánh Sáng” ở chương trình vật lí 11THPT, em có được làm thí nghiệm không?
a. Có b. Không
Nếu có, hãy kể tên các thí nghiệm được làm:
... ... Hoàn cảnh các em được làm thí nghiệm:
a. Trong giờ xây dựng kiến thức mới b. Trong giờ thực hành
Câu 2: Thái độcủa em đối với các hoạt động học tập trải nghiệm chương “Điện học?
a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường d. Không hứng thú
Câu 3: Nếu được tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo chương“Khúc Xạ Ánh Sáng” em thích hoạt động gì nhất?
a. Thiết kế, chế tạo thí nghiệm
b. Tham gia các hoạt động ngoại khóa c. Tham gia các cuộc thi, hội thi d. Tham gia các trò chơi
e. Đề xuất khác:
...
Câu 4: Theo em, việc tham gia các hoạt động học tập theo phương phápdạy học trải nghiệm sẽ giúp em như thế nào trong quá trình học?
Kích thích hứng thú, sự ham mê, tìm tòi đối với môn Vật Lí Phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học Hiểu và nhớ kiến thức học được lâu hơn
PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập: Tìm hiểu về nguồn điện một chiều
Họ và tên:... Lớp……….Trường………
Trả lời của HS Câu hỏi của GV
- Có thể tạo ra nguồn điện từ quả chanh, quả khế, cốc nước muối, nước đường không? Tại sao?
- Cần làm ntn để tạo ra nguồn điện từ quả chanh, quả khế, cốc nước muối?
- Làm thế nào biết giữa hai thanh kim loại sẽ có một hiệu điện thế.
- Trong chế tạo nguồn điện từ các loại quả, làm thế nào để thay đổi được hiệu điện thế giữa hai cực?
- Kích thước và khoảng cách giữa hai cực có ảnh hưởng tới hiệu điện thế thu được của nguồn không?
- Loại quả, các chất làm cực, số lượng quả… có ảnh hưởng tới hiệu điện thế thu được của nguồn điện không? Nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào? Cách kiểm tra sự thay đổi đó?
- Để tạo được nguồn điện từ những loại quả và dung dịch đơn giản em cần những dụng cụ gì?
- Mô tả ngắn gọn quy trình chế tạo nguồn điện từ các loại quả và dung dịch đơn giản.
- Trong những nguồn điện được tạo thành từ các loại quả và dung dịch với cặp cực làm từ đồng và kẽm nguồn nào cho hiệu điện thế lớn nhất, nhỏ nhất?
- Phân biệt sự khác nhau giữa những loại pin được bán trên thị trường.
- Khi cần xạc điện thoại nhưng không có điện lưới liệu ta có thể dùng nguồn điện đơn giản làm từ những loại quả để xạc không? Hãy nêu cách làm?
Gợi ý trả lời phiếu học tập: Tìm hiểu về nguồn điện một chiều
Trả lời của HS Câu hỏi của GV
- Có thể, tại vì môi trường bên trong những loại quả và dung dịch là môi trường dẫn điện.
- Cần phải có một cặp cực làm từ hai kim loại khác nhau (vd một cực là kim loại đồng 1 cực là kim loại kẽm) đặt vào trong môi trường của loại quả đó hoặc dung dịch.
- Nối hai thanh kim loại đó với 1 bóng đèn, nếu bóng đèn sáng tức là có hiệu điện thế hoặc sử dụng đồng hồ đo.
- Muốn thay đổi hiệu điện thế từ hai cực ta có thể thay đổi loại quả, thay đổi cặp kim loại làm cực, thay đổi số lượng quả, thay đổi số cặp cực trên 1 quả… - Không ảnh hưởng tới hiệu điện thế thu được.
- Có ảnh hưởng, loại quả có môi trường bên trong càng dẫn điện tốt thì hiệu điện thế thu được càng lớn và ngược lại. Cặp kim loại có độ trênh lệch điện thế càng lớn thì hiệu điện thế thu được cũng càng lớn. Hệ gồm nhiều nguồn điện mặc nối tiếp thì hiệu điện thế tổng hợp thu được cảng lớn.
- Dây dẫn, cặp cực từ kim loại.
- Nguồn điện tạo ra từ quả chanh với cặp cực Đồng - Kẽm cho hiệu điện thế lớn nhất.
- Pin có thế sạc được hoặc pin không sạc được. Pin khô hoặc pin ướt.
- Có thể, bằng cách mặc nối tiếp nhiều nguồn điện làm từ những loại quả hoặc dung dịch đơn giản lại