8. Bố cục của luận văn
2.2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương “Điện học” Vật lí 7 [5]
a. Chuẩn kiến thức chương “Điện học” - Vật lí 7
1. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Trình bày được hai đặc điểm của các vật nhiễm điện (có thể làm nhiễm điện một bằng cách cọ xát, Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện).
2. Trình bày được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. Nguyên tử gồm hạt nhân ở chính giữa ang điện tích dương, các electron mang điện tíc âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
3. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,... Trình bày được bản chất dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của những hạt mang điện. Trình bày được mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
4. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. Trình bày được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
5. Trình bày được mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp được mạch điện tương ứng. Trình bày được quy ước về chiều dòng điện.
6. Trình bày được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này. Trình bày được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
7. Trình bày được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. Trình bày được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. Trình bày được tác dụng sinh lí của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
8. Trình bày được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. Biết cách sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện. Biết được đơn vị đo của cường độ dòng điện là Ampe (A)
9. Trình bày được: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế. Khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch điện.
10. Trình bày được: trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
11. Trình bày được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người. Trình bày được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
b. Chuẩn kĩ năng chương “Điện học” - Vật lí 7
1. Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
2. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. 3. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng trong đời sống hàng ngày.
4. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
5. Dựa vào khả năng gây ra tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa học của dòng điện mà có thể nhận biết được dòng điện có đi qua một vật nào đó trong thực tế không (phải chú ý đảm bảo đầy đủ các quy tắc an toàn về điện khi thực hiện quá trình quan sát, phán đoán, nhận biết)
6. Biết cách sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (qua các thiết bị trong mạch điện), vôn kế để đo hiệu điện thế (giữa hai cực của nguồn, giữa các thiết bị trên mạch điện).
7. Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
8. Trình bày và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
c. Yêu cầu thái độ
- Có hứng thú học tập vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong công việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên