4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thị trường điện
Thị trường điện lực (TTĐL) được hình thành đầu tiên ở Anh vào thập niên 90 của thế kỷ trước do việc không đảm bảo chất lượng điện năng của ngành điện các nước trên toàn thế giới. Điều kiện hình thành TTĐL không những chỉ phụ thuộc vào chính sách về kinh tế, xã hội của Nhà nước mà còn được quyết định bởi điều kiện
kỹ thuật, công nghệ của hệ thống điện. Có nhiều điểm khác nhau về TTĐL tuy nhiên về cơ bản TTĐL là việc hộ tiêu thụ cuối tiêu thụ điện năng từ các nhà máy sản xuất điện thông qua hệ thống truyền tải điện (được xem như độc quyền tự nhiên) hình thành lên thị trường điện bán buôn giữa các nhà máy điện và thị trường điện bán lẻ cho các hộ tiêu thụ điện năng.
Tính đến nay, trong đa số các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường, còn ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn các nhà máy điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. Tổng Công ty mua bán điện thuộc EVN là đơn vị duy nhất, mua điện của tất cả các nhà máy điện (trong và ngoài EVN ) và bán điện cho tất cả các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc. Cơ chế hoạt động như vậy vừa là độc quyền mua vừa độc quyền bán, chưa thể gọi là cạnh tranh được. Tóm lại, cho đến nay EVN vẫn là tổ chức duy nhất độc quyền kinh doanh điện trong toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh ở bất cứ hoạt động nào trong các khâu của ngành điện.
Một đặc điểm đáng quan tâm, trong những năm gần đây hoạt động của EVN kém hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ nần, dẫn tới thiếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển, vay vốn rất khó khăn, thiếu minh bạch và kém lòng tin với khách hàng mỗi khi đề xuất việc tăng giá điện. EVN hoạt động yếu kém, do nguyên nhân về quản lý của doanh nghiệp và quản lý vĩ mô của Bộ chủ quản và Nhà nước, sự phát triển chậm chạp thị trường điện cạnh tranh, để EVN nắm giữ độc quyền kinh doanh điện quá lâu.
Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, là động lực cho hoạt động hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện và phát triển kinh tế xã hội. Ngành điện Việt Nam không có con đường nào khác, phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm mọi giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh phát triển thị trường điện canh tranh.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được: Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, đã thể
hiện trong Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014) Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022) Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022) Thành phần tham gia vào thị trường điện gồm:
Công ty Phát điện: là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực điện năng, chủ yếu bán điện cho thị trường. Các công ty này nắm giữ các nguồn điện trong hệ thống điện.
Công ty Truyền tải: là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực điện năng, không chỉ bán điện cho thị trường mà các công ty này còn phải mua điện từ các công ty phát điện. Thông qua hệ thống đường dây truyển tải xa, các công ty truyển tải bán điện cho hệ thông điện phân phối. Tuyến đường dây họ sử dụng chủ yếu ở cấp điện áp 220kV và 500kV.
Công ty Điện lực: là các công ty bán điện ở lưới phân phối, hiện nay là các công ty thuộc tập đoàn điện lực quản lý, mua điện từ lưới truyền tải và phân phối điện tới khách hàng qua hệ thống lưới phân phối từ cấp điện áp 110kV trở xuống.
Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN ) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay. Ngày 01 tháng 7 năm 2012 thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam đã bắt đầu vận hành. Hiện nay thị trường điện vẫn đang thực hiện ở khâu thứ nhất.
Nguồn
Công ty truyền tải
Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn
Công ty truyền tải
CT PP CT PP CT PP CT PP CT PP CT PP
KH KH KH KH KH KH
Nguồn
Tổng Công ty truyền tải
Nguồn Nguồn
Công ty Điện lực Công ty Điện lực Công ty Điện lực
Khách hàng Khách hàng Khách hàng
Hình 2.1. Sơ đồ thị trường phát điện cạnh tranh
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty phân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chưa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện. Bước sang năm 2017-2018, trước khi bước vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh thì EVN sẽ từng bước đưa các Tổng công ty điện lực tham gia thị trường điện một cách thực tế. Nghĩa là họ có thể mua từ 5- 10% sản lượng điện của các nhà máy thông qua thị trường bán buôn, phần còn lại vẫn tiếp tục mua qua Thị trường phát điện cạnh tranh.
Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn
Bán lẻ CT PP CT PP CT PP CT PP Bán lẻ
KH KH KH KH KH KH
Lưới truyền tải, thị trường bán buôn
Lưới phân phối, thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện. Tại sao phải có 3 bước này, bởi vì bước chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh là bước chuyển lớn căn bản, thay đổi mô hình tổ chức công tác sản xuất kinh doanh điện trong suốt thời gian vừa qua. Ảnh hưởng của thị trường bán buôn cũng sẽ tác động lớn đến các mặt hoạt động chung của ngành điện nên chúng ta cần có những bước đi thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế.
Hình 2.3. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Sự hình thành và phát triển thị trường điện với 3 cấp độ là cần thiết. Thực hiện thành công lộ trình phát triển thị trường điện, đưa vào hoạt động thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động điện lực ở Việt Nam, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện, hạ giá thành tạo cơ sở giảm giá bán điện. Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích chung cho người cung cấp và người tiêu thụ điện. Nhưng phải trải qua 3 cấp độ từ năm 2005 đến 2022 là quá dài, cứng nhắc, các cấp độ thực hiện không có sự đan xen lẫn nhau, phải xong cấp độ
này mới chuyển sang cấp độ khác. Như vậy phải sau gần 20 năm thực hiện, đến năm 2022 Việt Nam mới có được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Thực chất đây được xem là một dự án đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong ngành điện nhằm chuyển đổi từ cơ chế hoạt động độc quyền lạc hậu kém hiệu quả sang cơ chế thị trường cạnh tranh hiện đại. Về kinh nghiệm hoạt động quản lý các doanh nghiệp nhà nước cho thấy vẫn tồn tại một thế lực đang nắm giữ và điều hành theo cơ chế cũ, độc quyền không muốn và thậm chí gây cản trở cho quá trình đổi mới. Đành rằng, hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh ở nước ta là phức tạp và mới mẻ, tuy nhiên nếu không có giải pháp khẩn trương, quyết liệt thì những hậu quả xấu của cơ chế độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, sẽ gây nên những tổn thất khôn lường cho ngành điện và nền kinh tế.