Hiện trạng về giá điện

Một phần của tài liệu GVHD: TS nguyễn minh ý HV: mai việt dũng (Trang 52 - 54)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Hiện trạng về giá điện

Giá điện ở Việt Nam, từ năm 1992 đến nay đã điều chỉnh tăng trên chục lần, năm 2011 điều chỉnh 2 lần: ngày 01 tháng 3 năm 2011 tăng 15,28% so với năm 2010, ngày 20 tháng 12 năm 2011 tăng tiếp 5%. Tính đến nay giá điện bình quân (kể cả thuế VAT) là 1.622 đ/kWh.Biểu giá điện sau mỗi lần điều chỉnh có được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu của định giá điện: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, khả thi tài chính.

Giá bán điện ban hành qua các kỳ điều chỉnh còn chưa thuyết phục, mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu minh bạch, khó thuyết phục sự đồng thuận của các nhà khoa học, quản lý, các nhà đầu tư tham gia sản xuất điện, các khách hàng sử dụng điện. Hậu quả, các doanh nghiệp và người dân phải chi trả thêm một số tiền không có cơ sở, gây thêm áp lực trong sản xuất và đời sống, ngay cả các doanh nghiệp sản xuất điện bán cho EVN cũng phàn nàn không được tăng giá bán sau mỗi lần điều chỉnh giá

Một số nhà lãnh đạo của Bộ Công thương và EVN vẫn cho rằng giá điện Việt Nam thấp, nên không thu hút đầu tư, hoạt động SX KD điện của EVN lỗ và luôn luôn tạo nên áp lực tăng giá điện trong xã hội, gây tâm lý không tốt đối với khách hàng. Giá điện thấp hay cao, phải căn cứ vào điều kiện phát triển KT-XH của đất nước và thu nhập của người dân, điều kiện về tài nguyên cho sản xuất điện,… So

sánh với các nước có thu nhập cao (Mỹ, Anh, Pháp,..) hay các nước thiếu tài nguyên năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện (Nhật bản, Hàn quốc,..) để kết luận Việt nam có giá điện thấp là khập khiễng. Trong điều kiện KT-XH, hoạt động của các DN, thu nhập người dân hiện tại và nguồn tài nguyên đa dạng cho sản xuất điện đặc biệt sự đưa vào một với nhà máy thủy điện với giá thành rẻ trong năm 2012, thì giá bán hiện nay ở Việt nam không phải là thấp.

Phương pháp xây dựng biểu giá điện hiện nay chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hoạch toán giá thành của EVN (chưa đủ độ tin cậy), với mục đích bù lỗ mà không tính đến nguyên nhân và các biện pháp giảm chi phí, chưa áp dụng phương pháp phổ biến và hiện đại theo chi phí biên dài hạn, chưa xây dựng biểu giá 2 thành phần: công suất và điện năng, điều chỉnh giá điện mới chú ý đến các yếu tố làm tăng giá điện mà chưa quan tâm đến giảm giá điện như mùa nước và việc tăng công suất các thủy điện, giảm tổn thất, giảm giá thành.

Hình 2.4. Biểu đồ giá điện Quan điểm về giá điện trong thị trường điện

- Về nguyên tắc, việc lập và điều chỉnh giá điện từ nay cho đến khi có được thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo ở Việt Nam, cần thiết dựa vào các cơ sở sau đây: i/ Chính sách năng lượng quốc gia, chính sách giá năng lượng và đặc biệt chính sách giá điện.ii/ Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng chi trả của

1350.000 1400.000 1450.000 1500.000 1550.000 1600.000 1650.000 2011 2012 2013 2014 2015 2016

người dân. iii/ Quan hệ cung cầu về điện năng. iiii/ Chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực nhằm đảm bảo phát triển tài chính cho phát triển ngành điện. iiiii/ Mức độ phát triển của thị trường điện lực. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất điện toàn ngành cần được tính toán xác định đúng đắn, minh bạch theo các hạng mục quy định: giá thành bình quân của các nhà máy điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ, chênh lệch tỷ giá, và cần được kiểm toán trước khi ban hành giá.

- Về giá điện, quan trọng nhất là giá bán lẻ bình quân và biểu giá bán lẻ cho các khách hàng trực tiếp dùng điện. Thị trường điện là nơi giao dịch giữa hai đối tượng chủ yếu: người cung cấp và người tiêu thụ trực tiếp thông qua giá cả. Người cung cấp đối với thị trường điện bao gồm các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối và quản lý: người tiêu thụ bao gồm các khách hàng trực tiếp dùng điện. Giá bán điện được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất, truyền tải, phân phối và lợi nhuận hợp lý, với sự đồng thuận của người khách hàng. Nhà nước sẽ quyết định giá bán lẻ bình quân và biểu giá điện.

Một phần của tài liệu GVHD: TS nguyễn minh ý HV: mai việt dũng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)