Đánh giá về lực cắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo và đánh giá đầu rung siêu âm (Trang 106 - 107)

b. Phương pháp đo tiếp xúc

5.3.2. Đánh giá về lực cắt

Thiết bị đo lực ba thành phần Kistler được sử dụng để khảo sát các thành phần lực cắt khi tiện lỗ có rung và không có rung được thể hiện như hình 5.5. Đầu Kistler được gá trên bàn dao ngang, đài dao phụ dùng để kẹp đâu rung siêu âm gá trên bề mặt cảm biến đo lực. Thiết bị được kết nối trực tiếp với máy tín, qua giao diện của phần mềm NI SignalExpress 2014. Tín hiệu thu được dưới dạng điện áp. Bằng phép quy đổi tương đương giữa điện áp ra giá trị lực cho phép xác định được các thành phần lực cắt khi tiện.

Đồ thị thể hiện giá trị các thành phần lực cắt khi tiện lỗ trong hai trường hợp có rung và không có rung, với chế độ cắt khảo sát: tốc độ quay trục chính n = 1500 v/ph; lượng chạy dao s = 0,065 mm/vòng; chiều sâu cắt t = 0,1 mm; được thể hiện trên hình 5.13.

Hình 5.13. Tương quan giá trị lực cắt khi tiện có rung trợ giúp và tiện truyền thống

Hình 5.13 cho thấy, trường hợp tiện lỗ có rung động siêu âm trợ giúp các thành phần lực cắt đều nhỏ hơn so với tiện không rung và thành phần lực cắt tiếp tuyến là lớn nhất. Thành phần lực dọc giảm tới 30 %, lực hướng tâm giảm 25 %, lực tiếp tuyến giảm 20 % so với lực cắt khi tiện không có rung. Kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả của thiết bị đầu rung hỗ trợ cho dao tiện lỗ về chất lượng bề mặt chi tiết sau gia công, khả năng giảm lực cắt khi tiện. Đây là tiền đề để hiệu chỉnh, phát triển mẫu đầu rung cho tiện lỗ trụ nhỏ và lỗ côn.

Chương 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế, chế tạo và đánh giá đầu rung siêu âm (Trang 106 - 107)