CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975, là mô hình nghiên cứu theo quan điểm tâm lý xã hội nhằm xác định các hành vi có ý thức (Ajzen và Fishbein, 1975, trích trong Davis, Bagozzi và Warshaw (1989)). Thuyết hành động hợp lý TRA cho rằng hành vi thật sự của mỗi cá nhân được xác định bởi ý định hành vi (Behavioral Intention) trước khi thực hiện hành vi đó (Actual Behavior). Ý định hành vi chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ (Attitude Toward Behavior) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm) (Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989).

Mô hình TRA được mô phỏng như Hình 1.1:

Hình 1.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý

Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw (1989) Trong đó, thái độ là nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện hành vi và được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân tác động bởi những người có ảnh hưởng cho rằng người đó nên hay không nên thực hiện hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975, trích trong Davis, Bagozzi và Warshaw (1989)).

Thái độ là sự kết hợp của niềm tin về kết quả thực hiện hành vi và sự đánh giá kết quả của việc thực hiện hành vi đó. Còn chuẩn chủ quan là sự kết hợp của niềm tin về sự chuẩn mực và động lực để làm theo chuẩn mực đó (Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989).

1.2.2 Thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen được phát triển từ thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) vào mô hình TRA. Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một người về việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991).

Mô hình TPB được mô phỏng như Hình 1.2:

Hình 1.2: Mô hình thuyết hành vi dự định

Nguồn: Ajzen (1991)

1.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ

Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance Model – TAM) là mô hình do Fred Davis xây dựng trên nền tảng của thuyết hành động hợp lý TRA nhằm mô hình hóa sự chấp nhận của người sử dụng về hệ thống công nghệ thông tin (Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989).

Cũng như TRA, TAM thừa nhận rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin được quyết định bởi ý định sử dụng. Nhưng khác với TRA, TAM cho rằng ý định sử dụng được quyết định bởi yếu tố thái độ và nhận thức nhận thức về tính hữu ích (Perceived Usefulness). Hơn nữa, yếu tố thái độ chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (Perceived Ease

of Use).

Mô hình TAM được mô phỏng như Hình 1.3:

Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ

Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw (1989) Trong đó, nhận thức về tính hữu ích (Perceived Usefulness) được hiểu rằng người sử dụng tiềm năng tin rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả làm việc của họ đối với một công việc cụ thể. Nhận thức về tính dễ dàng sử dụng (Perceived Ease of Use) được hiểu rằng người sử dụng tiềm năng mong đợi họ sẽ dễ dàng và không cần nỗ lực khi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin. Hai yếu tố này chịu tác động của biến bên ngoài là các đặc tính thiết kế của hệ thống công nghệ thông tin (Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989).

Đến nay, mô hình TAM được công nhận rộng rãi và là mô hình căn bản trong lựa chọn mô hình nghiên cứu việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin. Mô hình TAM đã và đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, có thể kể đến một số mô hình có nguồn gốc từ TAM như mô hình TAM 2 của Venkatesh và Davis (2000), mô hình TAM 3 của Venkatesh và Bala (2008) và mô hình lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) của Venkatesh và các tác giả (2003). Nhìn chung, mô hình TAM đã được chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm và dự đoán thành công khoảng 40% trường hợp sử dụng hệ thống công nghệ thông tin (Legis, Ingham

và Collerette, 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)