Nguyên nhân biến động rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2010 2019 (Trang 64 - 68)

Kết quả tổng hợp sự thay đổi diện tích rừng trong từng giai đoạn được tổng hợp tại Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Nguyên nhân biến động diện tích rừng trong từng giai đoạn (ha)

Biến động 2010-2013 2013-2015 2015-2017 2017-2019 Mặt nước ổn định 1.928,50 1.915,23 3.543,08 1.663,82 Mặt nước – Đất khác 1.410,60 218,42 678,59 1.604,63 Mặt nước – Đất có rừng 365,09 725,73 472,18 936,42 Đất khác – Mặt nước 345,67 1.926,90 491,08 390,92 Đất khác ổn định 10.854,84 6.928,37 7.515,11 7.848,33 Đất khác – Đất có rừng 13.040,08 8.764,83 10.057,65 8.233,15 Đất có rừng – Mặt nước 585,21 851,72 170,71 172,07 Đất có rừng – Đất khác 5.354,66 10.917,05 8.278,70 9.040,16 Đất có rừng ổn định 46.970,66 48.607,06 49.648,21 50.965,81 Tổng 80.855,31 80.855,31 80.855,31 80.855,31

Qua Bảng 4.11 cho thấy: Diện tích đất có rừng ổn định qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao và ít giao động. Diện tích biến động từ mặt nước thành đất có rừng và diện tích biến động từ đất có rừng thành mặt nước chiếm tỷ lệ không nhiều do ảnh hưởng độ phân giải của ảnh không cao, một số khu vực nghiên cứu bị mây che phủ làm ảnh hưởng tới kết quả giải đoán ảnh, một số xã ven sông, hồ chịu ảnh hưởng của mực nước hồ Thác Bà. Đối tượng chúng ta cần quan tâm thực sự là sự chuyển hóa giữa diện tích đất có rừng và đất khác.

Giai đoạn từ 2010 – 2013: Giai đoạn này ta thấy diện tích biến động từ đất khác thành đất có rừng là 13.040,08 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các giai đoạn khác. Diện tích đất có rừng tăng nhiều nhất trong các năm: từ 52.910,53 ha (năm 2010) lên 60.375,83 ha (năm 2013). Diện tích biến động từ đất có rừng thành đất khác thấp nhất (5.354,66 ha). Điều đó cho thấy công tác trồng rừng trong giai đoạn này được đẩy mạnh. Hoạt động khai thác còn ít. Công tác tuyên truyền và ảnh hưởng của các dự án phần nào đạt hiệu quả tuy nhiên diện tích đất trống chưa được tận dụng vẫn còn nhiều thể hiện qua diện tích đất khác ổn định 10.854,84 ha (cao nhất trong các giai đoạn)

Giai đoạn từ 2013 – 2015: Giai đoạn này diện tích đất trống ổn định đã giảm khá nhiều từ 10.854,84 ha xuống còn 6.928,37 ha (thấp nhất trong các giai đoạn). Tuy nhiên diện tích chuyển từ đất có rừng thành đất khác lại cao nhất (10.917,05 ha). Điều đó cho thấy người dân đã quan tâm đến rừng hơn, hoạt động trồng rừng và khai thác rừng được đẩy mạnh trong giai đoạn này. Người dân đã bắt đầu có nhận thức rõ hơn về những lợi ích từ rừng mang lại, hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến gỗ bắt đầu phát triển từ giai đoạn này, đặc biệt là chế biến gỗ ván bóc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Giai đoạn từ 2015 – 2017: Diện tích chuyển hóa từ đất có rừng thành đất khác và từ đất khác thành đất có rừng có xu hướng cân bằng nhau. Điều đó cho thấy các hoạt động liên quan đến rừng phần nào được đi vào ổn định.

Giai đoạn từ 2017 – 2019: Diện tích chuyển hóa từ đất có rừng thành đất khác và từ đất khác thành đất có rừng chênh lệch ít nhất trong các giai đoạn. Diện tích rừng ổn định cao nhất trong các giai đoạn. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng dần được chú trọng hơn.

Đánh giá chung: Kết quả phân tích biến động rừng qua các giai đoạn cho thấy diện tích rừng có xu hướng tăng và đi vào ổn định, phần nào thấy được hiệu quả từ những chính sách mà nhà nước mang lại. Tuy nhiên nếu xét trong giai đoạn liên tục từ 2010 đến 2019 (sử dụng phương pháp IMPORT MULTI VALUE TO POINT trên phần mềm ArcGIS để lấy giá trị từ các lớp hiện trạng vào một lớp điểm đại diện cho ô có diện tích 100m2) thì diện tích rừng ổn định là 34.465,0 ha chiếm khoảng 42,63% diện tích tự nhiên, trong khi đất khác ổn định là 2591,40 ha chiếm khoảng 3,2% diện tích tự nhiên. Như vậy diện tích rừng biến động qua các năm là khá nhiều, chất lượng rừng còn thấp. Điều này được phản ánh qua thực tế ở địa phương là người dân chưa chú trọng trong việc trồng cây gỗ lớn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc kinh doanh rừng tuy phát triển nhưng chỉ mang tính chất ăn sổi không tính đến hiệu quả lâu dài.

4.3.1.1. Hoạt động đốt nương l m rẫy

Bảng 4.12. Mức độ đốt nƣơng làm rẫy của các hộ gia đình

Dân tộc Số hộ phỏng vấn Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Số lần đốt nƣơng làm rẫy (lần/năm) Tày 30 6 20 1 Dao 30 8 20.67 1 Trung bình 7 23.33 1

gu n ết quả đi u tra, ph ng v n (2019)

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy việc đốt nương làm rẫy là hoạt động thường xuyên diễn ra trong một năm (trung bình 1 lần trong một năm) của

người dân trong khu vực (trung bình 7/30 hộ ít nhiều đã tham gia đốt nương). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích rừng ở một vài nơi trong khu vực nghiên cứu bị suy giảm.

4.3.1.2. Hoạt động khai thác gỗ

Người dân sống phụ thuộc vào rừng thì tài nguyên chính để họ khai thác là gỗ với những mục đích khác nhau, có hai mục đích chính: khai thác dùng làm các vật liệu xây dựng phục vụ đời sống của họ và khai thác để có nguồn thu nhập về kinh tế. Qua điều tra cho thấy mức độ khai thác gỗ được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 4.13. Mức độ khai thác tài nguyên gỗ của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu Dân tộc Số hộ phỏng vấn Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Khối lƣợng khai thác trung ình (m3/năm) Tày 30 7 23.33 1.5 Dao 30 5 16.67 1.4 Trung bình 6 20 1.45

gu n ết quả đi u tra, ph ng v n (2019)

4.3.1.3. Hoạt động khai thác củi

Củi là một trong những loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng cao. Họ sử dụng củi cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày để đun nấu, chăn nuôi...

Kết quả điều tra 60 HGĐ cho thấy 100% số hộ tham gia khai thác củi, khối lượng khai thác củi trung bình của 60 HGĐ là 16,5m3/năm.

Bảng 4.14. Mức độ khai thác củi của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu

Dân tộc Số hộ phỏng vấn Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Khối lƣợng khai thác trung ình (m3/năm) Tày 30 30 100 16 Dao 30 30 100 17 Trung bình 30 100 16.5

Nguồn: Kết quả điều tra, phỏng vấn (2019) Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 10 năm diện tích rừng ổn định còn khá nhiều (34.465,00 ha – Chưa tính được ảnh hưởng của mây và mặt nước hồ), trong khi diện tích thực sự đưa vào giao khoán bảo vệ chỉ có khoảng hơn 20 nghìn ha. Cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét cụ thể phần diện tích này: Nếu là rừng tự nhiên thực sự thì tiếp tục đưa vào khoanh nuôi bảo vệ, nếu là rừng trồng thì có thể quy hoạch thành rừng trồng cây gỗ lớn hoặc tác động biện pháp lâm sinh nâng cao chất lượng rừng.

Diện tích biến động qua các năm chủ yếu do hoạt động trồng và khai thác rừng nhưng cũng chỉ chiếm khoảng trên dưới 10%tổng diện tích. Như vậy có thể thấy tiềm năng đất đai chưa được khai thác hết hoặc rừng trồng không được chăm sóc đúng quy trình. Công tác tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần được đẩy mạnh hơn nữa để làm sao người dân có thể khai thác tối đa lợi ích từ rừng đem lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động rừng tại huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2010 2019 (Trang 64 - 68)