Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng xử lý ảnh đếm các đối tượng có ảnh chạm nhau (Trang 62 - 65)

Mẫu ảnh:

Với mục đích thử nghiệm để đưa vào ứng dụng thực tế, các mẫu ảnh để xử lý được thu thập từ thực tế tại nhà máy cán thép NasteelViNa và cán thép Thái Trung tại Thái Nguyên. Ảnh của các đầu bó thép D10-D16 trơn và D10 – D16 cường lực được chụp bằng máy ảnh dân dụng thông thường ống kính 6.2 đến 18.6mm. Độ phân giải 10.1 Mpixels. Ánh sáng khi chụp tại kho trong nhà máy là ánh sáng tự nhiên không dùng đèn flash.

Hình 3.11 Mẫu ảnh dùng trong thực nghiệm

Thực hiện chương trình

Ngôn ngữ được sử dụng trong lập trình thực hiện thuật toán 2.6 là Matlab phiên bản 2017  Đọc file ảnh và chuyển sang ảnh xám, ảnh nhị phân

a) b)

e) f)

g) h)

Hình 3.12 Các bước thực hiện tách đối tượng trong ảnh a) ảnh nguyên bản b) ảnh xám c) ảnh nhị phân d), e), f) các bước trung gian g) tìm biên để xác định

hưởng thực hiện hình thái học h) kết quả tách các đối tượng.

Kết quả: Số đếm trong ảnh N=108 (hình 3.13)

Hình 3.13 Kết quả đếm số cây đầu bó

Bảng 3.3 Độ chính xác kết quả đếm qua ảnh đầu bó thép (%)

Loại thép Số ảnh xử lý Bằng đầu Không bằng đầu 10 vằn 100 100% 98% 12 vằn 100 100% 99% > 14 100 100% 100%

 Trong các trường hợp với ảnh thép 10 vằn và 12 vằn mà đầu bó thép không bằng thì không đạt được kết quả 100%. Lý do được giải thích trong hình 3.14 Với sai số này cần có biện pháp hỗ trợ cơ khí “vỗ” để tạo ra bó thép bằng đầu. Việc này được thực hiện giống như chúng ta cầm bó đũa dỗ một đầu xuống sẽ được bó đũa ở phía đầu dỗ xuống các đầu cây đũa đều tiếp xúc với cùng mặt phẳng và có bó đũa bằng đầu. Khi đó chụp ảnh đầu bó đũa phía dỗ xuống này sẽ không có ảnh đầu đũa bị thụt vào.

 Với bó bằng đầu kết quả đạt 100%.

Hình 3.14 Trường hợp đầu cây thép bị thụt vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng xử lý ảnh đếm các đối tượng có ảnh chạm nhau (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)