CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt bình trị thiên (Trang 51 - 67)

4.2.1. Liên quan giữa tình trạng HTL và THA

Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây tăng huyết áp hút thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên đến 11mmHg, huyết áp tâm trương tăng tới 9mmHg, kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều kéo dài có cơn tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm. Nicotin còn làm nhịp tim đập nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn [4].

Số lượng thuốc hút trong ngày càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh THA càng cao, bởi vì trong thuốc lá có chất oxide nicotin, chất này làm giảm tổng hợp oxide nitric (yếu tố làm giãn mạch) và tăng endo theline (yếu tố co mạch tìm ra 1988) nằm ở nội mô mạch máu, dễ đưa đến lắng đọng và tạo ra mảng xơ vữa làm tắt hẹp mạch máu của hệ thống mạch vành. Nicotin gây co mạch làm tăng nồng độ một số chất dễ làm tổn thương nội mạc thành mạch.

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, có 49,9% trường hợp hút thuốc lá trong đó tỷ lệ THA ở người có hút thuốc lá là 25,8% và không HTL là 18,9% ( bảng 3.12). Như vậy tỷ lệ THA người HTL cao hơn tỷ lệ THA ở người không HTL. Có sự liên quan giữa THA và hút thuốc lá ( p < 0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với Chu Hồng Thắng (2008) nghiên cứu THA ở Thái Nguyên cho thấy có tỷ lệ THA ở người có HTL là 23,7% và không HTL (15,9%) [29]. Trần Nam Quan (2003) cho kết quả người HTL có tỷ lệ THA là 32,2% [25]. Hồ Lan (2007) nghiên cứu ở 866 CBCC tỉnh Nghệ An với kết quả là 30,25% người HTL có nguy cơ THA [18]. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) nhận xét tỷ lệ THA ở nhóm HTL 17,5% so với nhóm không HTL 15,94%. Lê Thị Vẽ (2010) cho thấy nhóm THA có người HTL chiếm 36,3% và không HTL (13,3%). Tóm lại, các kết quả trên đều chứng tỏ rằng nguy cơ về THA do HTL chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm không HTL. Như vậy, cần phải tư vấn cho bệnh nhân về tác hại của thuốc lá để góp phần hạn chế biến chứng của THA.

4.2.2. Liên quan giữa tình trạng uống rượu, bia và THA

Uống nhiều rượu, bia có liên quan với tăng áp lực thành mạch và tỷ lệ THA. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng uống nhiều rượu thì THA không phụ thuộc vào cân nặng và tuổi tác. Ở người THA bỏ rượu thì huyết áp tâm thu giảm 4 - 8mmHg. Huyết áp tâm trương giảm ít hơn. Rượu, bia làm mất hoặc giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh THA và là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tai biến mạch máu não [20]. WHO cũng nhận định, rượu là yếu tố nguy cơ góp phần vào khảng 16% trường hợp THA khắp toàn cầu [17].

Qua bảng 3.13 và 3.14 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ THA của người có uống rượu 24,8%; uống bia là 25,3% cao hơn với nhóm người không uống rượu (15,6%) và không uống bia (13,2%). Như vậy có sự liên quan giữa THA và thói quen uống rượu bia ( p < 0,05).

Tại Việt Nam, Phạm Gia Khải (2003) nhận xét rằng những người uống rượu nhiều có tỷ lệ THA cao hơn nhóm không uống rượu [15]. Kết quả nghiên cứu Trần Thúy Liễu (2010) cho thấy tỷ lệ người uống rượu, bia bị THA là 69,1% cao hơn nhóm không uống rượu, bia (30,9%) [19]. Lê Thị Vẽ (2010) cho thấy nhóm THA có người uống rượu, bia chiếm 35,0% và nhóm không rượu, bia (16,7%) [33]. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) có nhận xét thói quen uống rượu, bia có tỷ lệ THA là 17,74% và không uông rượu, bia là 15,98% [10]. Hồ Lan (2007) với kết quả là 32,11% người uống rượu, bia có nguy cơ THA [18].

4.2.3. Liên quan giữa chế độ ăn và THA

Qua bảng 3.17 cho thấy chỉ có 22% đối tượng dùng chất béo hằng ngày và có đến 78,0% hạn chế dùng chất béo. Đây là điều đáng mừng cho CBCNV ngành đường sắt đã ý thức được về dinh dưỡng có liên quan đến sức khỏe nói chúng và bệnh THA nói riêng. Tuy nhiên, qua kết quả của chúng tôi cho thấy chưa có mối liên quan giữa tỷ lệ THA và dùng thức ăn thịt mỡ, chất béo hằng

ngày và hạn chế ăn chất béo (bảng 3.15), mặc dầu các trường hợp dùng chất béo hằng ngày có tỷ lệ THA 25,6% và hạn chế ăn chất béo (21,4%) ( p>0,05).

Cũng tương tự như trên, qua bảng 3.18 kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa tỷ lệ THA và dùng thức chiên xào hằng ngày (bảng 3.17), các trường hợp dùng thức ăn chiên xào hằng ngày có tỷ lệ THA 23,0% và hạn chế ăn chiên xào (21,5%) ( p>0,05).

Trong các nguyên nhân gây THA trước hết người ta thường kể đến lượng muối ăn. Bình thường một người khỏe mạnh chỉ cần 4g muối/ ngày, song thói quen ăn các món ăn tương đối mặn sẽ có cảm giác ngon miệng hơn nên lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày thường hơn nhu cầu của cơ thể, có thể là 10g hoặc hơn kết quả là vượt quá khả năng điều chỉnh của các hormon và thận, dẫn đến ứ Natri (Na+), cơ thể giữ muối nhiều hơn và làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn lâu dài sẽ dẫn đến tăng cung lượng tim và làm THA. Ăn mặn còn gây ứ đọng Ion Natri (Na+), làm tăng độ thấm của Calci (Ca+) qua màng tế bào, dẫn đến làm tăng khả năng co thắt các tiểu động mạch và làm THA. Ăn mặn với người THA càng nhiều bất lợi hơn. - Ăn mặn: lượng muối ăn (NaCl) trong khẩu phần ăn hàng ngày có liên quan tỷ lệ thuận giữa lượng muối ăn và mức huyết áp, ăn mặn kéo dài thì nguy cơ THA nhiều hơn. Với việc tiêu thụ muối quá nhiều còn dẫn đến một số bất lợi khác:

- Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn muối nhiều Natri (trên 14g/ ngày) sẽ gây THA; trong khi ăn ít muối <1g ngày gây giảm huyết áp động mạch. Hạn chế ăn muối là một trong một những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA.

- Nước ta ở vùng nhiệt đới, bờ biển dài, nhân dân nhiều vùng có thói quen ăn mặn (ăn dưa muối, tương, cà …) tác động gây THA có thể là tác nhân có ý nghĩa.

Kết quả của chúng tôi cho thấy có sự liên quan giữa thức ăn muối, nước mắm, mặn (p < 0,05). Có 22,7% đối tượng dùng thức ăn thêm muối và nước

mắm trong đó tỷ lệ THA do dùng thức ăn muối, nước mắm là 28,6%, không dùng thức ăn mặn (20,5%) (bảng 3.17).

Tương tự có 52,3% trường hợp dùng thức ăn mặn, trong đó có 26,5% trường hợp THA do ăn mặn và 17,8% không dùng thức ăn mặn (bảng 3.18).

So sánh kết quả của Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) cho thấy thói quen ăn mặn có tỷ lệ THA 20,79% cao hơn người không có thói quen ăn mặn (14,81%) [10]. Nguyễn Thành Sang (2010) nghiên cứu HA người cao tuổi cho thấy tỷ lệ THA do ăn mặn chiếm tỷ lệ (47,9%) và không ăn mặn (39,76%) [27]. Hồ Tấn Thịnh (2007), nhận xét tỷ lệ THA ở nhóm người có thói quen ăn mặn chiếm tỷ lệ 24,6% so với nhóm không có thói quen ăn mặn 22,5% [30].

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi thấy cần phải có biện pháp can thiệp phòng chống THA bằng tuyên truyền giáo dục chế độ dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn hợp lý.

4.2.4. Mối liên quan giữa trạng thái tinh thần và THA

- Khi bị căng thẳng tâm thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải phóng ra Adrenalin và No Adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, động mạch co nhỏ lại làm tăng huyết áp. Stress có thường xuyên dễ gây nên bệnh THA, trên nền bệnh THA thì gây cơn THA kịch phát nguy hiểm. Kết quả bảng 3.19. cho thấy các đối tượng thường xuyên căng thẳng có tỷ lệ THA cao (38,3%) cao hơn nhóm thỉnh thoảng stress (20,3%). Có sự liên quan giữa stress thường xuyên và thỉnh thoảng với THA ( p< 0,01).

4.2.5. Nhận thức về bệnh THA

4.2.5.1. Hiểu biết về bệnh THA và các yếu tố làm huyết áp tăng cao

Qua bảng 3.20 cho thấy có 486 người trả lời đúng là ngưỡng THA là HATT≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg chiếm tỷ lệ 68,6%. Có 31,4% trả lời sai, điều này cũng có thể phù hợp với bối cảnh của đơn vị đối

tượng nghiên cứu, tất cả đều là CBCNV nhà nước với trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm hơn 70%, họ thường xuyên được tư vấn, khám định kỳ về sức khỏe nên các đối tượng nghiên cứu ở đây có thể hiểu biết về ngưỡng THA với 1 tỷ lệ có thể chấp nhận được.

Có đến 96,3% trường hợp biết THA là bệnh nguy hiểm, điều này thấy rõ công tác tuyên truyền cũng như tư vấn của y tế cơ quan đã góp phần nâng cao sự hiểu biết về sự nguy hiểm của THA (bảng 3.21). Theo nghiên cứu của Đào Duy An (2005) cho biết có 64,6% biết THA là bệnh nguy hiểm [3].

Qua bảng 3.22 cho thấy trong 682 trường hợp biết THA là bệnh nguy hiểm có 546 người rằng bệnh TBMMN là do THA chiếm tỷ lệ cao nhất (80,1%), tiếp đến bệnh tim mạch chiếm 33,4%. Có 55,9% cho rằng bệnh THA có thể gây tử vong.

Các đối tượng nghiên cứu cho rằng rượu bia là yếu tố dễ làm cho huyết áp tăng cao chiếm tỷ lệ cao nhất (86,6%), tiếp đến béo phì (71,5%), hút thuốc lá (67,9%), yếu tố tuổi và giới chiếm từ 52,5% đến 43,8%. Chất béo và ăn mặn có tỷ lệ tương đương. Tỷ lệ thấp hơn là yếu tố stress (27%) và tiền sử gia đình (22,2%) (Xem bảng 3.23)

Qua bảng 3.24 cho thấy đài truyền hình là nguồn thông tin về bệnh THA chiếm tỷ lệ cao nhất 82,8%, tiếp đến sách báo (67,1%), CBYT cơ quan chiếm 45,1%. Kết quả nghiên cứu của Trần Nam Quan (2003) cho thấy tỷ lệ về bệnh THA phổ biến cho người dân từ CBYT xã chiếm 48% và từ tivi chiếm 41% [25].

4.2.5.2. Thực hành kiểm tra và điều trị huyết áp

Qua bảng 3.25 cho thấy các đối tượng nghiên cứu có kiểm tra huyết áp chiếm 91,1% trong đó định kỳ chiếm 43,0% và không định kỳ chiếm 48,1%. Chỉ có 8,9% trường hợp không kiểm tra. Điều này cho thấy Y tế cơ quan đã làm tốt trong công việc khám và chữa bệnh cho CBCNV

Qua bảng 3.26 cho thấy trong 143 trường hợp có THA thì 113 đối tượng thường xuyên điều trị chiếm 79,0%; không thường xuyên chiếm 14,7%

và tự ý bỏ nửa chừng chiếm 6,3%. Qua đây cho thấy ý thức phòng ngừa, điều trị bệnh THA của CBCNV khá tốt.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 708 đối tượng về tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên chúng tôi có kết luận như sau:

1. TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN

- Tăng huyết áp chung có tỷ lệ 22,3%

- Tỷ lệ THA nam chiếm 23,9%, nữ chiếm 14,0% - Tỷ lệ THA nhóm 41-60 tuổi chiếm 34,2%.

- Chỉ số HATT trung bình nhóm 41-60 tuổi là 146,22 ± 12,06 mmHg - Chỉ số HATT trung bình nam giới là 145,99 ± 11,84 mmHg

- Chỉ số HATTr trung bình nhóm 41-60 tuổi là 90,55 ± 5,95 mmHg - Chỉ số HATTr trung bình nữ là 90,00 ± 5,16 mmHg.

- Tiền THA chiếm tỷ lệ (53,4%). THA giai đoạn 1 và 2 chiếm 22,3%. - THA tâm thu đơn độc ở nhóm 41-60 tuổi (10,1%), 18-40 tuổi (7,0%). - THA tâm thu đơn độc ở nam (15,8%), nữ (1,3%).

-THA tăng dần theo mức độ độ BMI

2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP

- Các yếu tố liên quan (p< 0,05)

+ Hút thuốc lá + Uống rượu + Uống bia

+ Dùng thức ăn mặn muối, nước mắm + Căng thẳng (stress)

+ Dùng thức ăn thịt mỡ, chất béo + Thức ăn chiên xào

KIẾN NGHỊ

- Có kế hoạch theo dõi chăm sóc những đối tượng có tiền sử gia đình cao huyết áp, kiểm tra định kỳ về huyết áp nhằm phát hiện sớm bệnh đồng thời phòng tránh các tai biến do THA như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành...

- Có kế hoạch tuyên truyền giáo dục CBCNV về thói quen ăn uống để tránh các yếu tố nguy cơ như ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia đó là những thói quen xấu làm gia tăng tỷ lệ bệnh THA.

- Cần có chế độ nghỉ ngơi thư giãn, tránh stress cũng là hoạt động giảm nguy mắc bệnh.

- Giáo dục CBCNV có thái độ đúng về điều trị và theo dõi huyết áp khi đã bị bệnh tăng huyết áp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn A (2009), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người dân trên 45 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2008, Luận án chuyên khoa cấp II.

2. Đào Duy An (2005), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp: thách thức và vai trò của truyền thông – giáo dục sức khỏe”,

Các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần III, Tạp chí Tim mạch học số 41.

3. Đào Duy An, Nguyễn Ngọc Tuấn (2005), “Tình trạng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Kon Tum”, Các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần III, tạp chí tim mạch học, số 41.

4. Bộ môn Nội Trường Đại Y khoa Hà Nội (2003), “Tăng huyết áp”, Bài giảng bệnh học nội khoa, tập II, Nxb Y học Hà Nội, tr 106-112.

5. Trần Hữu Dàng (2006), “Béo phì và tăng huyết áp”, Y học thực hành – Số 536.

6. Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2004), “Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học, số 37.

7. Đoàn Dư Đạt, Đặng Thị Quận (2005), “Nhận xét các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và các tổn thương cơ quan đích trong các bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa tim mạch bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí Quảng Ninh năm 2003 – 2004”, Các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần III, Tạp chí tim mạch học số 41/2005.

8. Tô Văn Hải (2003), “Điều tra bệnh tăng huyết áp ở cán bộ công chức BV Thanh Nhàn và phát hiện một số biện chứng ở người tăng huyết áp”, Các đề

tài nghiên cứu khoa học hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần II, Tạp chí tim mạch học, số 36.

9. Đặng Thị Diệu Hiền, Hoài Thị Di (2008), “Tình hình béo phì và tăng huyết áp ở nhân dân xã Hương Long, thành phố Huế”, Tạp chí Y học thực hành – Huế 9/2008.

10. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), “Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”,

Y học thực hành, số 10.

11. Nguyễn Đức Hoàng (2004), “Nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Tim mạch học số 37.

12. Đinh Thanh Huề (2005), Phương pháp dịch tễ học, Nxb Y học.

13. Nguyễn Văn Hường (2005), “Nhận xét các độ, các giai đoạn tăng huyết áp và chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương đối với biến chứng não tim ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại bệnh viên Tiên Phước năm 2004”, Y học thực hành – số 521/2005.

14. Phạm Gia Khải & cs (2000), “Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam lần thứ VIII, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 21, tr 22-24.

15. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (2003), “Tần suất tăng huýêt áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần II, tạp chí tim mạch học, số 36.

16. Nguyễn Kim Kế, Hoàng Khải Lập(2011), “Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện Khoái Châu và thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2009”, Y học thực hành (748) – số 1.

17. Phạm Khuê (1991), “Tăng Huyết Áp”, Bách khoa thư bệnh học, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt NamHà Nội, tr.253-256

18. Hồ Lan, Trần Đình Nhường (2007), “Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp ở tập thể cán bộ diện tỉnh quản lý tại phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt bình trị thiên (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w