3.4.1. Hiểu biết về ngưỡng THA
Bảng 3.20. Hiểu biết về ngưỡng THA
Ngưỡng THA HATT≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg n % Đúng 486 68,6 Sai 222 31,4 Tổng 708 100,0
Có 6486 người hiểu biết ngưỡng THA chiếm tỷ lệ 68,6%.
3.4.2. Biết THA là nguy hiểm
Bảng 3.21. Tỷ lệ hiểu biết THA là nguy hiểm
THA là nguy hiểm n %
Có 682 96,3
Không 26 3,7
Tổng 708 100
Có 682 người hiểu THA là nguy hiểm chiếm tỷ lệ cao 96,3%.
3.4.3. Hiểu biết về bệnh nguy hiểm do THA
Bảng 3.22. Tỷ lệ hiểu biết về bệnh nguy hiểm do THA ( n=682)
Bệnh nguy hiểm do THA n %
TBMMN 546 80,1
Tim mạch 228 33,4
Bệnh mắt 74 10,9
Thận 59 8,7
Tử vong 381 55,9
Trong 682 người biết THA là nguy hiểm có 80,1% do bệnh TBMMN, tim mạch (33,4%), tử vong (55,9%)
3.4.4. Hiểu biết các yếu tố dễ làm cho huyết áp tăng cao
Bảng 3.23. Tỷ lệ hiểu biết các yếu tố dễ làm cho huyết áp tăng cao
Tuổi 372 52,5 Giới 310 43,8 Béo phì 506 71,5 Hút thuốc lá 481 67,9 Chất béo 288 40,7 Ăn mặn 298 42,1
Uống rượu bia 613 86,6
Ít tập luyện 265 37,4
Stress 191 27,0
Tiền sử gia đình 157 22,2
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hiểu biết các yếu tố dễ làm cho huyết áp tăng cao
Có 613 đối tượng nghiên cứu cho rằng yếu tố uống rượu bia dễ làm tăng huyết áp.
3.4.5. Hiểu biết các nguồn thông tin về bệnh THA Bảng 3.24. Hiểu biết các nguồn thông tin về bệnh THA
Nguồn thông tin n %
Đài truyền hình 586 82,8
Đài truyền thanh 242 34,2
Sách báo 475 67,1
Tổ chức, đoàn thể 26 3,7
Người thân, bạn bè 40 5,6
Khác 25 3,5
Biểu đồ 3.8. Hiểu biết các nguồn thông tin về bệnh THA
Nguồn thông tin về bệnh THA từ đài truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất 82,8%.
3.4.6. Thực hành kiểm tra huyết áp
Bảng 3.25.Tỷ lệ các đối tượng THA có kiểm tra huyết áp
Kiểm tra THA n %
Định kỳ (hàng tuần, tháng, năm) 68 43,0 Không định kỳ ( thỉnh thoảng) 76 48,1
Không kiểm tra 14 8,9
Tổng 158 100,0
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các đối tượng THA có kiểm tra huyết áp
Trong 158 đối tượng tăng HA ( bảng 3.2) có 91,1% người có kiểm tra định kỳ và không định kỳ
3.4.7. Điều trị tăng huyết áp Bảng 3.26.Điều trị tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp n %
Thường xuyên 113 79,0
Không thường xuyên 21 14,7
Tự ý bỏ nửa chừng 9 6,3
Tổng 143 100,0
Trong 143 đối tượng nghiên cứu có tiền sử bệnh THA ( bảng 3.1) có 79% đối tượng thường xuyên điều trị THA, chỉ có 6,3% tự ý bỏ nửa chừng.
Chương 4 BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 708 đối tượng về tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên chúng tôi có nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂNCÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN
4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Qua bảng 3.1 cho thấy trong 708 đối tượng nghiên cứu số lượng nam (83,9%) chiếm gấp 5 lần nữ (16,1%), nhóm 18-40 tuổi chiếm 47,% và nhóm 41-60 tuổi chiếm 52,4%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tuổi (p> 0,05). Trình độ học vấn là THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 42,9%, CĐ- ĐH chiếm 27,2%. Phân bố theo nghề nghiệp chỉ có 2 nhóm là công nhân chiếm tỷ lệ cao 85%, CBNN chiếm 15,0%. Điều này cũng phù hợp với Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên vì công ty có bộ phận cán bộ quản lý chỉ có số lượng nhỏ, đa số là công nhân. Đồng thời cũng phù hợp với tỷ lệ nam giới chiếm khá cao. Về tình trạng hôn nhân kết quả khảo sát cho thấy có vợ hoặc có chồng chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 75,8%; độc thân chiếm 23,8%.
Có 143 đối tượng nghiên cứu từng mắc THA chiếm tỷ lệ 20,2%.
4.1.2. Tỷ lệ THA chung
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh THA trong 708 mẫu của đối tượng nghiên cứu chiếm 22,3% ( Bảng 3.2).
Theo Phạm Gia Khải (2003),tỷ lệ THA chung chiếm tỷ lệ 16,23% [16] Đào Duy An (2005) nghiên cứu người cao tuổi từ 60 trở lên tại thị xã Kum Tum cho thấy tỷ lệ THA chung là 49,3% [3].
Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) nghiên cứu trên 425 người ≥ 15 tuổi tại xã Thủy Vân, Hương Thủy có tỷ lệ THA chung là 16,23% [10].
Nguyễn Đức Hoàng (2004), nghiên cứu THA người cao tuổi tại xã Hương Xuân, Hương Trà cho thấy tỷ lệ THA chung chiếm 38,89%[11].
Hồ Lan (2007), tìm hiểu bệnh THA cán bộ tỉnh Nghệ An cho thấy tỷ lệ THA chung là 37,2% [18]
Trần Thúy Liễu (2010), nghiên cứu bệnh THA người cao tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy tỷ lệ chung THA chiếm 49,8%[19].
Phan Long Nhơn (2008), nghiên cứu THA người lớn ở Bắc Bình Định cho biết tỷ lệ THA chung là 34,44% [24].
Qua các công trình trên cho thấy, tỷ lệ THA khác biệt theo đặc điểm cỡ mẫu, không gian và thời gian nghiên cứu, điều này cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu yếu tố căn nguyên cũng như biện pháp hạn chế bệnh THA trong cộng đồng dân cư ở nước ta trong thời gian tới.
4.1.3. Tỷ lệ THA theo tuổi và giới
Qua bảng 3.3. cho thấy trong 158 đối tượng THA có 142 đối tượng nam chiếm tỷ lệ 23,9%, nữ (14,0%). Một số công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới cho thấy tỷ lệ THA ở nam giới thường cao hơn nữ. Theo Hayes và Taler thì sự khác biệt này có thể liên quan về gen, về sinh lý học của giới tính [35]. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với Tô Văn Hải (2003) khi nghiên cứu ở CBCC bệnh viện Thanh Nhàn là tỷ lệ THA nam cao hơn nữ [8]. Theo nghiên cứu Nguyễn Văn A (2009) tỉnh Hậu Giang ở 1000 người từ ≥ 45 tuổi, tỷ lệ THA ở nam (58,2%) cao hơn nữ (30,4%) [1]. Lê Thị Thu Trang (2009), nghiên cứu 461 người ≥ 25 tuổi ở Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho thấy tỷ lệ nam bị THA chiếm 30,5% cao hơn nữ (23,5%) [31]. Nguyễn Thị Kim Hoa nghiên cứu ở 425 người ≥ 15 tuổi cho thấy tỷ lệ THA ở nam (17,6%), nữ (5,68%). Điều này có thể giải thích nam giới là người phải chịu áp lực của gia đình và xã hội, đồng thời đa số các đối tượng nghiên cứu là CBCC là nam giới thường có thói quen với nguy cơ cao là hút thuốc lá và uống rượu bia.
Qua bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, trong đó nhóm 41-60 tuổi chiếm 34,2% gấp 3,7 lần nhóm 18-40 tuổi (9,2%), sự khác
biệt giữa 2 nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), điều này cũng phù hợp với y văn là tuổi càng cao thì huyết áp có xu hướng tăng lên, kết quả trên đồng thời cũng tương đương với một số nghiên cứu của các tác giả sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn A (2009), cho thấy tỷ lệ THA nhóm 45- 50 tuổi (17,7%), nhóm > 80 tuổi chiếm 72,5% [1]. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) nhận xét thấy nhóm ≥ 65 tuổi chiếm 77,36% [10]. Nguyễn Văn Hường (2005), nghiên cứu 125 trường hợp THA ở Tiên Phước cũng cho thấy nhóm bệnh THA >60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (76,8%) [13]. Theo y văn, tuổi càng cao hệ thống động mạch càng bị xơ cứng, sự co dãn đàn hồi của thành mạch kém đi, lòng động mạch cũng bị hẹp lại, tăng hoạt động của thần kinh giao cảm, giảm tính nhạy cảm của các thụ thể Beta, nồng độ noradrenaline huyết tương tăng gây co mạch làm THA và cứ tăng lên 10 tuổi thì nguy cơ xuất hiện THA tăng 2,1 lần, tuổi là yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ nhất với bệnh THA [4], [21].
4.1.4. Chỉ số trung bình của HATT, HATTr theo tuổi và giới
Qua bảng 3.5 cho thấy HATT trung bình tăng dần theo nhóm tuổi, ở nhóm 18-40 tuổi có HATT trung bình 119,39 ± 11,83 mmHg , nhóm 41-60 tuổi có HATT trung bình là 146,22 ± 12,06.
Tương tự với huyết áp tâm thu, kết quả về chỉ số trung bình của HATTr tăng dần theo tuổi, nhóm 18-40 tuổi có HATTr trung bình thấp 75,46 ± 7,54 mmHg hơn nhóm 41-60 tuổi (80,59 ± 9,62 mmHg).
Nghiên cứu của Đào Duy An (2005) kết quả cũng tương tự với chúng tôi có HATT nhóm 60-74 tuổi là 135 ± 24,0 mmHg, nhóm ≥ 75 tuổi là 144 ± 24,6 mmHg [2].
Lê Thị Vẽ (2010) nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh THA và một số yếu tố nguy cơ ở người lớn tuổi cho thấy tuổi càng lớn thì giai đoạn THA càng cao. HATT trung bình có sự khác biệt rõ rệt ( p< 0,01) giữa nhóm THA (153,79 ± 17,71 mmHg) và nhóm chứng (117,0 ± 6,51 mmHg) [33].
Như vậy, qua kết quả trên HATT, HATTr trung bình tăng dần theo nhóm tuổi.
Qua bảng 3.6 cho thấy HATT trung bình nam (127,49 ± 57,14 mmHg) cao hơn nữ (116,27 ± 13,87 mm Hg).
HATTr trung bình ở nhóm nam 78,96 ± 8,69 mmHg so với nữ 73,90 ± 9,77 mmHg,
Theo nghiên cứu của Đào Duy An (2005) kết quả HATT trung bình của 2 nhóm nam và nữ không có sự khác biệt lần lượt là nam 138,0 ± 24,2 mmHg và nữ 137,0 ± 24,6 mmHg.
Nghiên cứu của Lê Thị Vẽ (2010) cho kết quả nhóm chứng là 76,0 ± 5,63 mmHg và nhóm THA là 91,19 ± 12,53 mmHg [33].
4.1.5. Mức THA theo phân độ JNC (2003)
Phân loại huyết áp theo JNC (2003) chỉ dùng ở người 18 tuổi trở lên; khi HATT và HATTr không cùng độ thì chọn phân độ cao nhất. Các yếu tố nguy cơ theo JVC gồm các yếu tố nguy cơ chính như THA, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực, rối loạn lipid máu, đái tháo đường. Các tổn thương cơ quan đích như phì đại thất trái, đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não [4], [20].
Qua bảng 3.7cho thấy theo phân độ JNC (2003) có 378 đối tượng nghiên cứu là tiền huyết áp chiếm 53,4%, THA giai đoạn 1 chiếm 18,1% và THA giai đoạn II chiếm 4,2%. Kết quả với Hồ Tấn Thịnh (2007) cho thấy tỷ lệ THA giảm dần theo giai đoạn, trong đó THA GĐ I là 13,8% và và giai đoạn II (10,4%).
Nhóm 41-60 tuổi có tỷ lệ THA ở giai đoạn I là 27% so với 8,3% nhóm 18-40 tuổi. Nhóm 41-60 tuổi có tỷ lệ THA ở giai đoạn II là 7,3% so với 0,9% nhóm 18-40 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tiền THA chiếm tỷ lệ đáng kể (53,4%) cũng như cả 2 nhóm tuổi lần lượt là 59,6% và 47,7%. Mức tiền THA
tuy ít được ít chú ý về mặt điều trị nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt cộng đồng, vì nếu hạn chế được tiền THA thì có thể giảm được tỷ lệ THA. Tài liệu y văn cũng cho rằng ở những người có mức tiền THA thì nguy cơ THA thực sự tăng gấp 2 lần so với người có mức huyết áp bình thường; do vậy cần quan tâm tư vấn các đối tượng này về thói quen sinh hoạt để dự phòng tiến triển của THA [4], [17].
Phân loại HA theo phân độ JNC (2003), so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn A (2009) với 1000 đối tượng ≥ 40 tại Hậu Giang cho thấy tăng HA độ I chiếm 13,6%, tăng HA độ II chiếm 25,6% [1]. Nguyễn Thúy Quỳnh (2007) nghiên cứu 106 người ≥ 60 tuổi ở Nam Định có kết quả tiền THA 13,4%, THA giai đoạn I (20,2%), THA giai đoạn II (55,8%) [26]. So sánh các kết quả các tác giả trên ở 2 giai đoạn I và II đều có tỷ lệ THA cao hơn kết quả chúng tôi, điều này có thể giải thích rằng đó là đặc điểm THA của đối tượng ≥ 40 tuổi hoặc ≥ 60 tuổi.
Qua bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ tiền THA, THA giai đoạn I, II ở nam giới đều cao hơn nữ trong đó nam có tiền THA (55,9%) nữ (40,4%); nam có THA giai đoạn I (19,0%), nữ (13,2%) và nam có THA giai đoạn 2 (4,9%), nữ (0,9%). Ngược lại tỷ lệ đối tượng bình thường nữ (45,6%) cao hơn nam (20,2%). Theo Trần Thúy Liễu (2009) nghiên cứu 233 người ở huyện Sóc Sơn cũng cho kết quả tỷ lệ THA ở nam với các giai đoạn THA I, II đều cao hơn nữ [19].
4.1.6. Mức THA theo tâm thu đơn độc
Sau 50 tuổi huyết áp tâm thu tiếp tục tăng trong khi huyết áp tâm trương có khuynh hướng giảm, do đó tăng huyết áp tâm thu đơn độc chiếm ưu thế. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể gặp trong những tình trạng bệnh lý có tăng cung lượng tim, ví dụ thiếu máu, cường giáp, hở van động mạch chủ, dò động tĩnh mạch hoặc bệnh Paget của xương. Tuy nhiên đa số các trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc là do giảm độ đàn hồi của động mạch chủ và các động mạch lớn liên quan với tuổi cao, sự tích tụ canxi và collagen trong thành động mạch do xơ vữa động mạch và sự thoái hóa elastin thành động mạch. Qua biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ THA tâm thu đơn độc chiếm tỷ 17,1%, không THA đơn độc chiếm 82,9%.
Theo bảng 3.9 và biểu đồ 3.4 cho thấy nhóm tuổi 41-60 có tỷ lệ THA đơn độc (59,3%) lớn hơn nhóm 18-40 tuổi (40,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa THA tâm thu đơn độc và không THA tâm thu đơn độc theo nhóm tuổi (p < 0,05).
Só sánh với một số công trình của Đào Duy An (2005) cho thấy THA tâm thu đơn độc chiếm 32,88% [2], Phan Long Nhơn (2008) tỷ lệ THA tâm thu đơn độc chiếm 31,0% [24]. Điều này có thể lý giải rằng các tác giả trên với đối tượng nghiên cứu đa số là người cao tuổi, tỷ lệ THA chung rất cao là 49,3% [2] và 34,33% [24] trong khi THA chung của nghiên cứu chúng tôi là 22,3%. Nên tỷ lệ THA tâm thu đơn độc của chúng tôi thấp là có thể chấp nhận được.
Tỷ lệ THA tâm thu đơn độc theo giới (bảng 3.12) cho thấy trong 158 trường hợp THA có đến 25 đối tượng nghiên cứu có THA tâm thu đơn độc nam (15,8%), nữ (1,3%). Kết quả nghiên cứu của Phan Long Nhơn (2008) tỷ lệ THA tâm thu đơn độc nam chiếm 10,9% [24].
4.1.7. Mức THA theo nhóm BMI
Thừa cân và béo phì có tỷ lệ mắc bệnh càng ngày càng gia tăng trên thế giới. Ở Mỹ và một số nước khác, thừa cân và béo phì gia tăng đáng kể trong
20 năm qua. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh cho thấy tăng cân lên đến 60% và hậu quả của béo phì là THA, rối lọan lipid máu, rối lọan chuyển hóa, bệnh mạch vành… Béo phì thừa cân đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tại Mỹ với tỷ lệ người dư thừa cân nặng chiếm khoảng 15% dân chúng và là nguyên nhân của 20-30% trường hợp THA. Do vậy khi nghiên cứu đến THA không thể không xét đến mức THA theo chỉ số cơ khối BMI. Qua bảng 3.11 cho thấy:
- Nhóm đối tượng bình thường (BMI=18,5-<23 kg/m2) chiếm tỷ lệ cao nhất (69,6%) có tỷ lệ THA giai đoạn 1 (14,6%) và giai đoạn 2 (3,4%). THA chung là 18,0%.
- Nhóm nguy cơ béo phì (BMI = 23- <25 kg/m2) chiếm 15,5%; có tỷ lệ THA giai đoạn 1 (30,0%), THA giai đoạn 2 (5,5%), THA chung là 35,5%.
- Nhóm béo phì độ (≥ 25 kg/m2) chiếm 7,8% có tỷ lệ THA tăng dần theo phân độ JNC, THA giai đoạn 1 (32,7%), THA giai đoạn 2 (12,7%), THA chung là 45,4%.
- Vẫn còn 7,1% trường hợp gầy có tỷ lệ THA giảm dần theo mức độ, không có trường hợp nào THA giai đoạn 2.
Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả nghiên cứu khác là số người béo phì càng nhiều thì tỷ lệ THA càng cao. So sánh với kết quả Nguyễn Văn A (2009) cho thấy người gầy (BMI < 18,5) có tỷ lệ THA là 20,7%, người có BMI (18,5-<25) tỷ lệ THA là 31,0%, người thừa cân tỷ lệ THA là 48,3% [1]. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) kết quả cho thấy nhóm BMI gầy (13,55%), trung bình (14,22%), quá cân (21,73%), béo phì (66,66%) [10]. Trần Nam Quan (2003) nghiên cứu THA ở huyện miền núi Nam Trung bộ vói kết quả: nhóm gầy tỷ lệ THA 28,42%, nhóm BMI (18,5-<25) tỷ lệ THA là 36,58%; nhóm BMI (25- <30) chiếm 56,0% [25]. Tỷ lệ THA theo phân loại BMI của Hồ Tấn Thịnh (2007) cho thấy gầy (18,3%), trung bình ( 24,7%), nguy cơ (34,8%), béo phì (38,9%) [30].