7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Vai trò của các hình thức đầutư
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước s có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nào cũng phải trả lời câu hỏi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu và cách thức để huy động những nguồn lực ấy như thế nào? Thật vậy, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗi nền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lực bên ngoài. Thực tiễn 30 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam cho thấy hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài luôn phải song ,
hành và hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng, nó làm gia tăng của cải vật chất cho xã hội, không có đầu tư nền kinh tế s khó có thể tăng trưởng và xã hội s chậm phát triển.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì đầu tư có vai trò quyết định đến cả sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở Khi tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra .
đời của bất kì cơ sở nào cũng cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kì của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa được tạo tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kĩ thuật của các cơ sở này đã hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư. Với mỗi loại hình đầu tư có vị trí, vai trò khác nhau trong sự phát triển của các doanh nghiệp, mỗi loại hình lại phù hợp và mang lại hiệu quả khác nhau đối với doanh nghiệp.
- Về đầu tư thành lập tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
- Về mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của nước ta trong thời gian hiện nay. Dự án hợp tác công tư vừa trở thành đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, vừa mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.
- Về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế (các doanh nghiệp) tại Việt Nam góp phần to lớn cho việc tăng vốn vào thị trường kinh
doanh, sản xuất, đưa doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận với những
nguồn công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới, góp phần mở rộng thị trường, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách.
- Về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và công sức do không phải thành lập thêm pháp nhân mới mà vẫn đạt được hiệu quả quản lý trong đầu tư.
Đầu tư nước ngoài đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và nhà đầu tư nước
ngoài. Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam khả năng thu lợi cao hơn, phân tán được rủi ro.
Đối với Việt Nam hiển nhiên là việc thu hút đầu tư nước ngoài mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay không chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà còn được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao...Nỗ lực của Việt Nam trong việc
thu hút đầu tư là rất lớn. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến Luật Đầu tư năm 2014 chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài nói riêng và đầu tư nói chung đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội và đầu tư cho phát triển;-
Thứ hai, đầu tư trong nước và nước ngoài đã góp phần đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, mang lại cho ta thế và lực trên trường quốc tế;
Thứ ba, đầu tư góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở ra nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới;
Thứ tư, đầu tư nước ngoài giúp cho chúng ta nâng cao năng lực quản lý, tác phong công nghiệp, trình độ và chất lượng công nghệ cũng được phát triển, có cơ hội tiếp xúc với nhiều kỹ thuật tiến bộ;
Thứ năm, thu hút đầu tư nước ngoài giúp chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước, tích cực hội nhập sâu rộng (Nguyễn Văn Luật 2004, tr19).
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG UY ĐỊNH CỦ PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU Q
TƯ THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014