Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn tín dụngxuất khẩu cho phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 148 - 151)

Quy chế quản lý vốn TDXK của Nhà nước tại VDB được thực hiện theo quyết Quyết định số 39/2008/QĐ-HĐQL và đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 46/2011/QĐ-HĐQL, nhưng cho đến nay quy chế này bộ lộ một số điểm không phù hợp với tình hình của nền kinh tế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh khai thác chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, dẫn đến hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB phát triển không ổn định, không đều, chưa thực sự là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu.Trước tình hình này HĐQT VDB đã ban hành quyết định số 03/2014/QĐ-HĐQL ngày 15/01/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu đã được ban hành trước đây theo các quyết định nêu trên, với mục đích tăng cường quản lý vốn tín dụng xuất khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể là:

• Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng xuất khẩu: Tất cả các loại hình doanh nghiệp nuôi thủy sản xuất khẩu, nếu có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn nuôi thủy sản sẽ được VDB đáp ứng theo đối tượng được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước. • Bổ sung điều kiện cho vay theo hướng nâng cao trách nhiệm của khách hàng như khách hàng phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và phải được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính. Khách hành phải mua bảo

hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc.

• Về hình thức tín dụng xuất khẩu, Quy chế bổ sung đối với ngành hàng thủy sản trong đó quy định hợp đồng bán thủy sản cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nếu bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định, chỉ được áp dụng một trong những hình thức tín dụng xuất khẩu sau: cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay; cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay; cho vay mua thức ăn để nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu.

• Vể xử lý rủi ro trong TDXK: Quy chế mới có quy định rõ hơn về rủi ro và xử lý rủi ro nợ TDXK của Nhà nước, như rủi ro bất khả kháng gồm: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản, bị phá sản, giải thể và có sửa đổi, bổ sung một số biện pháp xử lý rủi ro gồm, bỏ biện pháp điều chỉnh thời hạn trả nợ và bổ sung biện pháp bán nợ đối với xử lý rủi ro TDXK của Nhà nước. • Về đơn vị tiền tệ trong cho vay vốn tín dụng xuất khẩu: Đồng tiền cho vay vẫn là VND như quy định trước đây, tuy nhiên đồng tiền trả nợ có thể do khách hàng lựa chọn phù hợp với khả năng của khách hàng. Khách hàng trả bằng VND hoặc trả bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

• Về mức bảo đảm tiền vay: Quy định mới vẫn giử nguyên tỷ lệ bảo đảm tiền vay như trước đây. Ngoài ra, tài sản bảo đảm không nhất thiết là tài sản hình thành trong tương lai, mà có thể dùng tài sản khác để đảm bảo tiền vay với tỷ lệ không hạn chế. • Về mức cho vay: Quy chế mới cho phép xác định mức cho vay cao hơn trước, lên đến 90 % Giá trị hợp đồng xuất khẩu, hoặc nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn trên toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Phát hành trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh sẽ là kênh huy động vốn chủ lực của VDB trong suốt quá trình hoạt động của VDB. Hiện nay, nguồn vốn huy động chủ yếu phục vụ hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là trái phiếu do VDB phát hành được Chính phủ bảo lãnh. Đây là một ưu thế lớn giúp VDB có thể thực hiện huy động vốn ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Tại công văn số 435/CV- TTg 01/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các ngân hàng chính sách năm 2015. Theo

đó, hạn mức bảo lãnh của Chính phủ phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa không quá 38.000 tỷ đồng. VDB sử dụng nguồn vốn được huy động theo hạn mức nói trên để cho vay theo nguyên tắc tập trung ưu tiên cho các chương trình quan trọng, nâng cao chất lượng tín dụng và sử dụng vốn có hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết cần phải chuyên nghiệp hoá hơn nữa công tác phát hành trái phiếu, cụ thể như sau :

• Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức kinh doanh chứng khoán xác định các phương thức phát hành trái phiếu nhằm từng bước nâng quy mô phát hành, chuẩn hoá các loại trái phiếu phát hành và tăng tính thanh khoản cho giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp. • Từng bước lành mạnh hóa về tài chính, đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động của VDB để nâng cao hệ số tín nhiệm của VDB trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.

• Thường xuyên tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư trái phiếu để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà phát hành và đầu tư, trao đổi các thông tin cần thiết nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác phát hành trái phiếu. Xây dựng phương án phát hành trái phiếu công trình (chọn các dự án đầu tư công, các công trình có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh). Với cách phát hành này, VDB có thể huy động được lượng vốn tương đối lớn, với mức lãi suất huy động phù hợp, bảo đảm cho dự án có thể trả được nợ đúng hạn.

• Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện phát hành trái phiếu của VDB được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường vốn quốc tế.

• Trong các Sở Giao dịch và Chi nhánh của VDB cũng sẽ được khuyến khích đẩy mạnh huy động vốn. Huy động vốn tại các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB trong thời gian qua, về cơ bản là chưa có gì vượt trội so với trước đây. Lý do của tình hình này là do Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành cơ chế lãi suất với mức lãi suất huy động thấp hơn nhiều so với lãi suất các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, VDB lại quá chậm trong việc ban hành cơ chế mới về lãi suất cho kịp với lãi suất thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy, nhiều khách hàng mặc dù là khách hàng

qua các ngân hàng thương mại vì được trả lãi khá cao. Mặc dù các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB đã cố gắng và nỗ lực trong việc duy trì các khoản huy động từ khách hàng cũ và tìm kiếm những khách hàng mới nhưng với cơ chế lãi suất huy động như hiện hành thì việc huy động vốn tại đơn vị gặp khó khăn và không thể gia tăng nguồn huy động là một thực tế và là điều tất yếu. Trong điều kiện như vậy, việc mở rông và đẩy mạnh công tác huy động vốn tại các Chi nhánh và Sở giao dịch của VDB tuy khó khăn, nhưng cũng phải cố gắng mới có được kết quả khả quan. Để làm được việc này Ban giám đốc các Chi nhánh và Sở giao dịch của VDB cần khẩn trương đưa ra những giải pháp tích cực nhằm thực hiện tốt công tác huy động vốn. Trong đó cần tập trung khai thác các nguồn vốn từ Bảo hiểm Xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố, đẩy mạnh huy động vốn từ các công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng hợp tác bảo hiểm; khai thác nguồn vốn từ các đơn vị có mối quan hệ với Kho bạc Nhà nước để huy động từ các nguồn bảo hành công trình; thương lượng với khách hàng để tiếp tục đáo hạn các khoản huy động khi đến hạn; huy động từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB; Tranh thủ và vận động các doanh nghiệp có dư nợ vay vốn tín dụng tại các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB, khi hoàn trả hết nợ, số dư tiền gửi làm tài sản bảo đảm tiền vay sẽ để nguyên số dư này để trở thành nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB cần giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng nghiệp vụ có quan hệ với khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốn.

Hiện nay, theo quy định của Chính phủ, cơ chế huy động vốn của VDB đã được thoáng hơn, lãi suất được điều chỉnh theo hướng thị trường, đặc biệt,VDB còn được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân - loại khách hàng tuy có nguồn vốn nhỏ nhưng số lượng khách hàng khá đông. Nếu VDB chủ động điều chỉnh lãi suất hấp dẫn hơn thì nguồn vốn huy động của các chi nhánh và Sở giao dịch của VDB sẽ gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 148 - 151)