Sớm triển khai phương thức “tín dụngxuất khẩu 2 chiều”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 160 - 162)

Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức trong đó ngân hàng vừa tài trợ cho người xuất khẩu (chiều xuất) vừa tài trợ cho người nhập khẩu (chiều nhập) nhờ đó, người xuất khẩu có đủ nguồn tài chính để sản xuất, chế biến, kinh doanh và thực hiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (tạo nguồn hàng), đồng thời người nhập khẩu cũng được tài trợ song hành để thanh toán lô hàng nhập khẩu ( tiêu thụ hàng). Nói cách khác tín dụng xuất khẩu hai chiều được hiểu là ngân hàng vừa cho doanh nghiệp trong nước vay tiền để sản xuất kinh doanh tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu (tài trợ người bán) đồng thời cho vay đối với DN nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa của DN Việt Nam.

Như vậy, có thể nói TDXK hai chiều là phương thức tài trợ cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu và vì vậy phương thức này sẽ đẩy mạnh và kích thích xuất khẩu. Điều này sẽ khó khăn cho những nước có hệ thống tài chính chưa đủ mạnh như Việt Nam.

Trong thực tế, tín dụng xuất khẩu hai chiều gặp nhiều khó khăn và rủi ro lớn đối với VDB vì những lý do sau:

Thứ nhất, khi ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, việc thẩm định, phân tích đánh giá để ra quyết định tài trợ cũng như việc thu hồi nợ sẽ thuận lợi hơn so với khi tài trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu ở nước ngoài. Điều này đòi hỏi phải có sự

hợp tác giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài mới có thể triển khai nghiệp vụ mà không phải đối mặt với rủi ro lớn.

Thứ hai, rủi ro tín dụng nếu có xảy ra khi tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước sẽ được ngân hàng xử lý thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn so với trường hợp xử lý rủi ro khi tài trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu ở nước ngoài. Trong trường hợp này, thường ngân hàng trong nước yêu cầu người nhập khẩu nước ngoài phải có bảo lãnh của bên thứ ba để hạn chế thiệt hại.

Vì những lý do như trên, nên tín dụng xuất khẩu hai chiều ít được các ngân hàng quan tâm, nhất là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đối với VDB là tổ chức tài chính của Chính phủ, với nhiệm vụ thực hiện TDXK của Nhà nước để kích thích hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nằm trong danh mục quy định của Chính phủ, cần nghiên cứu triển khai phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều.

Theo bà Nguyễn Thanh Sơn, trợ lý đầu tư LienVietBank, thì tín dụng xuất khẩu hai chiều được hiểu là cho doanh nghiệp trong nước vay tiền để tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng công cụ này để kích thích khả năng xuất khẩu nước mình. Chẳng hạn với Trung Quốc, họ thực hiện chính sách này rất rõ ràng và cho phép một số ngân hàng lớn có mô hình hoạt động tương tự như ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam (ngân hàng cổ phần nhưng nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần ưu thế) thực hiện. Điển hình trong danh mục hàng hóa mà Trung Quốc áp dụng theo chính sách nói trên là xuất khẩu sản phẩm hóa chất, phân bón, sắt thép, đặc biệt là máy móc công nghiệp.

Bà Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, để tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa Việt Nam đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề như tạo hành lang pháp lý, phương thức cấp tín dụng, điều kiện tài sản đảm bảo, khả năng thẩm định dự án, thông tin khách hàng, kiểm soát rủi ro, bảo hiểm.

Ông Nguyễn Quang Dũng, nguyên Tổng giám đốc VDB, khi đề cập đến phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều, đã nói: Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho VDB thực hiện hỗ trợ cho cả người mua hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, muốn triển khai thì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải có trí tuệ và tích lũy tri thức cao.VDB sẵn sàng cho vay đối với DN các nước mua hàng hóa của Việt Nam.

Như vậy, ý tưởng và quan điểm của các chuyên gia tài chính và của lãnh đạo VDB về vấn đề này đã có, tuy nhiên do quan ngại về chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự thu hút khách hàng nước ngoài, nên lãnh đạo VDB vẫn còn quá thận trong trong việc triển khai phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều. Theo quan điểm cá nhân của NCS, thị trường xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản là nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực và có lợi thế lớn của Việt Nam, có vị trí nhất định không riêng gì ở khu vực châu Âu, mà còn ở thị trường châu Á. Nhóm ngành nông lâm thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, thể hiện thế mạnh, và tính cạnh tranh cao của nhóm hàng này trên thị trường thế giới. Trong tình hình đó, khó khăn khi triển khai “ tín dụng xuất khẩu hai chiều” cho các nhà nhập khẩu ở các khu vực này không phải là chất lượng và hàm lượng trí tuệ của sản phẩm, mà là khó khăn trong việc tím kiếm khách hàng có nhu cầu tài trợ. Đây quả là một bài toán quá khó cho ngân hàng Việt Nam. Theo tôi, trước mắt nên tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu ở khu vực châu Á, đặc biệt là những khách hàng ở các nước có ngân hàng thương mại Việt Nam mở chi nhánh như Lào, Campuchia, Myanmar để triển khai. Việc cho vay nhà nhập khẩu ở những nước này thông qua các chi nhánh ngân hàng Việt Nam ở nước sở tại sẽ là một lợi thế để Việt Nam mở rộng phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều. Sau đó rút kinh nghiệm để mở rộng hơn cho các khu vực khác. Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi cho biết, mặc dù vẫn còn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhưng riêng với thị trường Lào và Campuchia, mỗi năm Việt Nam vẫn xuất khẩu vào hai nước này khoảng 400 - 500 nghìn tấn. Nếu các ngân hàng trong nước cho vay đối với các nhà nhập khẩu của Lào và Campuchia thì doanh số này hàng năm sẽ còn tăng thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 160 - 162)