Tổn thương góc trong kèm theo đứt lệ quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tổn thương góc trong mắt do chấn thương và kết quả điều trị (Trang 60 - 64)

- Tiền sử trước chấn thương:

4.2.4. Tổn thương góc trong kèm theo đứt lệ quản

Là hình thái tổn thương hay gặp nhất chiếm đa số trong các trường hợp nghiên cứu (Bảng 3.5).

61

4.2.4.1. Tình hình tổn thương theo lệ quản đứt

Bảng 4.5. Tổn thương theo lệ quản đứt

Tác giả LQ Trên LQ Dưới Cả hai LQ

Herzum H (2001) [54] 7,1% 92,86% 0

Garber (1984) [28] 17,6% 76,5% 5,9%

V.V. Quý, (2005) [13] 2,1% 87,9% 10%

Hoàng Sơn (2010) 1,6% 90,3% 8,1%

Kết quả của chúng tôi trong nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của đa số các tác giả khác trong và ngoài nước (Bảng 4.5). Đa số BN của chúng tôi bị đứt LQ dưới chiếm 90,3%. Bệnh nhân bị đứt LQ trờn ớt gặp 1,6% có thể do LQ trên được bảo vệ bởi bờ trên xương hốc mắt nờn khú bị tổn thương, mặt khác đứt LQ trên thường kín đáo hơn nờn khú phát hiện và có thể bị bỏ sót trong quá trình khám của cán bộ y tế ở những tuyến không có chuyên khoa về mắt.

4.2.4.2. Vị trí tổn thương trên từng lệ quản

Bảng 4.6. Tổn thương trên từng lệ quản

Tác giả LQ đứt

1/3 trong 1/3 giữa 1/3 ngoài

Hughes P (1989) [33] 26% 35,8% 38,2%

Nguyễn Thị Đợi (2001) [2] 87,44% 5,23% 7,33% Vương Văn Quý, (2005) [13] 71,43% 24,67% 3,89% Nguyến Thị Quỳnh (2005) [14] 78,41% 13,64% 7,95%

62

Trong nghiên cứu của chúng tôi đứt lệ quản 1/3 trong là vị trí hay gặp nhất (70,79%). Có thể do nguyên nhân tai nạn thường những chấn thương đụng dập mạnh và thường gây tổn thương góc trong và đứt lệ quản theo cơ chế gián tiếp gõy nhụ dựt góc trong và đứt lệ quản 1/3 trong. Đứt lệ quản 1/3 ngoài ít gặp hơn chiếm 8,06% và thường gặp trong các tổn thương trực tiếp như mảnh kính, dao chọc ... , đứt lệ quản 1/3 giữa chiếm tỉ lệ 20,97% (Bảng 3.12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước [2], [13], [14] (Bảng 4.3).

Việc xác định vị trí tổn thương trên từng LQ được thực hiện trong thời gian phẫu thuật và chỉ là tương đối nhưng được hầu hết các tác giả coi là cần thiết để áp dụng cách thức phẫu thuật phù hợp.

Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại không tương đồng với kế quả của tác giả Hughes P (1989) [33], có lẽ là do nguyên nhân tai nạn ở nước ta chủ yếu là do tai nạn giao thông trong khi ở các nước phát triển nguyên nhân này ngày càng có xu hướng hiếm gặp. Như vậy vị trí tổn thương trên từng LQ ở BN Việt Nam có đặc điểm riêng biệt khác với mô tả của một số tác giả nước ngoài.

4.2.5. Tổn thương góc trong và các tổn thương khác của mắt

Bảng 3.9 cho thấy các tổn thương phối hợp rất đa dạng, có thể trên một mắt có nhiều tổn thương phối hợp, đây cũng là một vấn đề cần chú ý khi xử trí các tổn thương do nguyên nhân chấn thương để tránh bỏ sót tổn thương. * Tổn thương góc trong và tụ máu, bầm máu và phù mi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với các tổn thương kèm theo thì tổn thương bầm máu tụ máu và phù mi là hay gặp hơn cả, chiếm 36,49% và 31,08%, kết quả của chúng tôi cũng tương tự so với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2005) [14].

63

Bảng 4.7. Các tổn thương b m tụ máu và ph mi của các tác giả

Tác giả Bầm máu tụ máu Ph mi

Aldave A.J (2001) [21] 60% 60%

Zagelbaum M.M (1995) [49] 28,8% 28,8%

Nguyễn Thị Quỳnh (2005) [14] 43,25% 45,12%

Hoàng Sơn (2010) 36,49% 31,08%

So sánh với các tác giả nước ngoài tỉ lệ 2 tổn thương này của chúng tôi thấp hơn tác giả Aldave A.J (2001) [21], nhưng lại cao hơn so với tác giả Zagelbaum M.M (1995) [49]. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác nhau nên tỉ lệ này khác nhau.

* Tổn thương góc trong mắt và tổn thương nhãn cầu

Bảng 4.8. Tỉ lệ tổn thương nhãn c u của các tác giả

Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2005) [14] Nguyễn Thị Tuyết Nga (2007) [7] Herzum H (2001) [54] Hoàng Sơn (2010) Tỉ lệ % 28,66% 17,8% 43,89% 9,46%

Tổn thương nhãn cầu ít gặp nhất (9,46%) trong số các tổn thương phối hợp (Bảng 3.9). Tuy nhiên đây là các tổn thương nguy hiểm đến thị lực của BN nên cần đặc biệt chú ý. Tỉ lệ tổn thương phối hợp với tổn thương nhãn cầu của chúng tôi thấp hơn của các tác giả khác (Bảng 4.7). Điều này có thể lí giải do nhóm BN nghiên cứu có tiêu chuẩn khác nhau.

64

Các tổn thương ít gặp hơn là các vết thương mi phối hợp (21,62%) và tổn thương kết giác mạc (13,52%).

Số BN không có tổn thương phối hợp chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số BN của nhóm nghiên cứu 11/74 BN (14,86%). Sự khác biệt giữa nhóm không có tổn thương phối hợp và nhóm có tổn thương phối hợp có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Do vậy đứng trước 1 tổn thương góc trong mắt nói riêng và tổn thương mắt do chấn thương nói chung chúng ta cần thăm khám tỉ mỉ và kĩ lưỡng để tránh bỏ sót các tổn thương phối hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tổn thương góc trong mắt do chấn thương và kết quả điều trị (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)