Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn quốc phòng, an ninh tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 86)

- Đại học Thái Nguyên

3.1.3.Kết quả thực nghiệm

* Cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá kết quả dạy học học phần Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên thông qua các phương thức sau:

+ Quan sát về mức độ hứng thú với giờ học của sinh viên; mức độ sáng tạo, chủ động, tích cực, của sinh viên khi tham gia giải quyết vấn đề trước những tình huống giảng viên đưa ra trong giờ dạy ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm;

+ Đánh giá kết quả kiểm tra 1 tiết của sinh viên về các kiến thức ở các bài 1, bài 5 và bài 6 trong chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh;

+ Khảo sát điều tra xã hội học đối với 119 sinh viên ở lớp thực nghiệm và 122 sinh viên ở lớp đối chứng.

+ Trao đổi chuyên môn với 10 giảng viên trong Khoa, trong đó có 4 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh và tham gia dự giờ, đánh giá tiết dạy ở các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.

Một là, mức độ hứng thú, tích cực của sinh viên ở Trung tâm đối với môn học công tác quốc phòng, an ninh khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề

Có thể nói sau quá trình thực nghiệm, mức độ hứng thú của sinh viên các lớp thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt so với các lớp đối chứng. Hầu hết sinh viên các lớp thực nghiệm đã chú ý, tập trung, tham gia vào các hoạt động học tập, ngày càng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình.

Bảng 3.1. Mức độ hứng thú học tập của sinh viên

Lớp TS Rất Hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú Không hứng thú SL % SL % SL % SL % SL % ĐC 119 20 16,8 12 10,1 29 24,4 27 22,7 31 26,1 TN 122 59 48,4 38 31,1 11 9,0 9 7,4 5 4,1

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Từ kết quả thống kê ở bảng trên, có thể thấy, 48,4% sinh viên các lớp thực nghiệm đều thể hiện ý kiến rất hứng thú và 31,1% sinh viên khẳng định hứng thú với phương pháp nêu vấn đề. Trong khi đó ở lớp đối chứng, có tới 26,1% ý kiến sinh viên cho rằng, không hứng thú với bài học. Số SV hứng thú với bài học chỉ có 16,8%.

Khi trao đổi trực tiếp với giảng viên, nhiều giảng viên khẳng định: Với phương pháp nêu vấn đề, tình trạng sinh viên thụ động, uể oải trong giờ học đã giảm căn bản, nhiều sinh viên đã tích cực tham gia giải quyết tình huống giảng viên đưa ra. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ dưới đây:

Lớp TS Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú Không hứng thú % % % % % ĐC 119 16,8 % 10,1% 24,4 % 22,7% 26,1% TN 122 48,4 % 31,1 % 9,0 % 7,4% 4,1%

Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hứng thú học tập của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng

Ngoài ra, khi trao đổi với giảng viên khác và trên cơ sở quan sát các tiết dạy, tác giả nhận thấy ở các lớp thực nghiệm, thái độ học tập của sinh viên tốt hơn, các em chủ động, tích cực suy nghĩ trao đổi để giải quyết vấn đề dưới vai trò định hướng của giảng viên.

Hai là, vai trò, ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Với việc phát phiếu trả lời các câu hỏi về phương pháp nêu vấn đề cho một số lớp tham gia thực nghiệm, số sinh viên trả lời phiếu điều tra là 119 SV. Sau khi điều tra, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

16.8 10.1 24.4 22.7 26.1 48.4 31.1 9 7.4 4.1 0 10 20 30 40 50 60

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít bình thường Không hứng thú

TN ĐC

Bảng 3.2. Kết quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở lớp thực nghiệm

TT Câu hỏi Phương án trả lời Số ý

kiến Tỷ lệ

1 Mức độ hiểu bài của sinh viên

Có hiểu bài 78 65,5%

Hiểu ít 21 17,6%

Không hiểu bài 20 16,8%

2

Cảm nhận của sinh viên về giờ học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề

Bài học gây hứng thú, sinh động, thoái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mái hơn. 78 65,5%

Bình thường như các giờ học khác 22 18,5% Không thích giờ học như thế này 19 16,0%

3

Mức độ hứng thú của sinh viên sau giờ học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề Rất chi là hứng thú 26 21,8% Hứng thú 62 52,1% Bình thường 14 11,8% Ít hứng thú 13 13% Không mấy hứng thú 8 8% 4

Vai trò của phương pháp nêu vấn đề đối với việc hình thành, phát triển kỹ năng của sinh viên

Giúp cho sinh viên lĩnh hội tri thức mới 51 42,9% Giúp SV ôn tập củng cố được kiến thức 68 57,1% Giúp SV liên hệ được kiến thức với

thực tế 86 72,3%

Giúp SV phát triển được kỹ năng giải

quyết vấn đề 73 61,3%

Giúp SV phát triển được kỹ năng

phản biện 80 67,2%

Giúp SV phát triển kỹ năng làm việc

nhóm 69 58,0%

Phát huy tính sáng tạo, nhu cầu khám

phá của SV. 75 63,0%

5

Mức độ mong muốn của sinh viên tiếp tục được học phương pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh

Rất muốn 88 73,9%

Bình thường 21 17,6%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả trên cho thấy, sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp đại đa số sinh viên đều hiểu bài, trên thực tế 65,5% sinh viên đã thừa nhận ý nghĩa đó; sinh viên hứng thú với môn học nhiều hơn thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức một chiều (21,8% ý kiến thừa nhận ở mức độ rất hứng thú và 52,1% sinh viên hứng thú với bài học), bài học cũng hấp dẫn hơn, sinh động hơn và giờ học thêm phần sôi nổi, tích cực (65,5%). Mặt khác, qua nêu vấn đề sinh viên cũng nhận thấy một số kỹ năng được hình thành và phát triển như kĩ năng giải quyết vấn đề, phản biện, làm việc nhóm đồng thời phát huy tính sáng tạo, kích thích nhu cầu khám phá, giải quyết vấn đề của sinh viên. Trên thực tế đã có 73,9% ý kiến sinh viên cho rằng rất muốn được tiếp tục được học với phương pháp nêu vấn đề.

Vai trò, ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh còn được sinh viên lớp thực nghiệm đánh giá cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh

Ý nghĩa của phương pháp nêu vấn đề TS

Ý kiến SL Tỷ lệ %

a. Giúp sinh viên lĩnh hội tri thức mới 119 75 63,0% b. Giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức 119 42 35,3% c. Giúp sinh viên khái quát và hệ thống hoá kiến thức 119 63 52,9% d. Giúp sinh viên liên hệ kiến thức với thực tiễn 119 78 65,5% e. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề 119 92 77,3% g. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng phản biện 119 86 72,3% h. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm 119 80 67,2% i. Phát huy tính sáng tạo, kích thích nhu cầu khám phá,

giải quyết vấn đề của học sinh 119 77 64,7%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Qua bảng số liệu trên cho thấy, ở các lớp thực nghiệm, sinh viên đã đánh giá cao ý nghĩa vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong môn Công tác quốc phòng, an ninh ở một số bình diện sau: Giúp sinh viên liên hệ kiến thức với thực tiễn (65,5%); Giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (77,3%); Giúp sinh viên phát triển kỹ năng phản biện (72,3%); Phát huy tính sáng tạo, kích thích nhu cầu khám phá, giải quyết vấn đề của sinh viên (64,7%).

Điều này cũng thống nhất với nhận xét của giảng viên khi chúng tôi trao đổi trực tiếp. Nhiều giảng viên đánh giá: Sinh viên đã tự tin đưa ra cách giải quyết vấn đề trước những tình huống giảng viên đưa ra; kỹ năng trình bày rõ ràng, mạch lạc và logic; nhiều sinh viên mạnh dạn, tự tin khi tham gia tranh luận. Điều này góp phần phát triển kỹ năng phản biện, nhất là kỹ năng nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về các vấn đề thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong phạm vi bài học. Qua thảo luận để giải quyết vấn đề do giảng viên đưa ra, sinh viên cũng được rèn luyện và trải nghiệm cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để làm cho vốn kiến thức của mình phong phú hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, kết quả kiểm tra của sinh viên sau thực nghiệm

Để đánh giá mức độ nhận thức và các năng lực của sinh viên sau khi thực nghiệm dạy học 3 giáo án được thiết kế có sử dụng phương pháp nêu vấn đề là chủ đạo, chúng tôi đã tiến hành coi, chấm bài kiểm tra ở các lớp TN và lớp ĐC.

Với quy ước tính điểm của Trung tâm:

Không đạt Trung bình Khá Giỏi

Dưới 5 điểm Từ 5 -> 6,9 điểm Từ 7 -> 7,9 điểm Từ 8 điểm trở lên

Kết quả cụ thể thu được như sau:

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm sau thực nghiệm

Lớp Số SV Kết quả Giỏi Khá TB Không đạt SL % SL % SL % SL % TN 119 47 39,5 45 37,8 25 21,0 2 1,7 ĐC 122 32 26,2 21 17,2 58 47,5 11 9,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả cho thấy:

- Ở lớp thực nghiệm, tỷ lệ sinh viên không đạt chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số sinh viên và số sinh viên đạt mức khá, giỏi chiếm tỷ lệ trên 70%.

Lớp Số

SV Giỏi Khá TB Không đạt

SL % SL % SL % SL %

TN 119 47 39,5 45 37,8 25 21,0 2 1,7

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra điểm điều kiện môn Công tác Quốc phòng, an ninh 39.5 37.8 21 1.7 Giỏi Khá Trung bình Không đạt

- Có sự khác nhau về các mức độ điểm: giỏi, khá, trung bình, không đạt ở hai nhóm lớp. Các lớp thực nghiệm, sinh viên đạt điểm trung bình hoặc không đạt chiếm tỷ lệ thấp. Trong đó không đạt chiếm 1,7%; trung bình 21% trong khi tỉ lệ sinh viên đạt điểm khá, giỏi tăng lên so với các lớp đối chứng: Khá 37,8%; giỏi 39,5%.

Ở các lớp đối chứng, sinh viên đạt khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp thực nghiệm: Khá 17,2%; giỏi 26,2%, trong khi tỉ lệ sinh viên đạt điểm trung bình cao hơn lớp thực nghiệm. Số vinh viên không đạt có mức điểm dưới 5 là 9%, còn các lớp thực nghiệm chỉ có 1,7%.

Có thể dễ dàng nhận thấy ưu thế tích cực của nhóm lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng qua biểu đồ dưới đây:

Lớp Số SV Kết quả Giỏi Khá TB Không đạt SL % SL % SL % SL % TN 119 47 39,5 45 37,8 25 21,0 2 1,7 ĐC 122 32 26,2 21 17,2 58 47,5 11 9,0

Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra điểm điều kiện môn Công tác Quốc phòng, an ninh tại Trung tâm của lớp thực nghiệm và đối chứng

39.5 37.8 21 1.7 26.2 17.2 47.5 9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Giỏi Khá Trung bình Không đạt

TN ĐC

Sự khác biệt về kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học khẳng định tính hiệu quả của các bài kiểm tra thực nghiệm với cách thức dạy học nêu vấn đề đã tiến hành. Điều này giúp chúng tôi khẳng định rằng, giả thuyết mà đề tài đưa ra đã được kiểm chứng. Chất lượng kiểm tra của sinh viên lớp đối chứng thấp hơn lớp thực nghiệm chứng tỏ việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào trong quá trình dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Bốn là, một số khó khăn giảng viên gặp phải khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm

Theo đánh giá của 10 giảng viên được khảo sát, khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm sẽ gặp một số khó khăn, trở ngại trên các bình diện cơ bản dưới đây:

Bảng 3.5. Đánh giá của giảng viên về khó khăn, trở ngại khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Khó khăn, trở ngại

Ý kiến SL Tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng sinh viên quá đông/ 1 lớp học 10 100%

Giảng viên mất nhiều thời gian để thiết kế tình huống có vấn đề 6 60% Kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên còn hạn chế 5 50% Nhiều giảng viên có thói quen sử dụng phương pháp thuyết trình 7 70% Năng lực thiết kế và giải quyết tình huống của giảng viên còn hạn chế 5 50% Việc kết hợp phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp khác

còn thiếu linh hoạt 6 60%

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học theo phương

pháp nêu vấn đề 2 20%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nhiều giảng viên đã gặp những khó khăn, trở ngại. Qua kết quả điều tra xã hội học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Khó khăn lớn nhất được 100% giảng viên xác nhận là số lượng sinh viên quá đông/ 1 lớp học.

- Nhiều giảng viên có thói quen sử dụng phương pháp thuyết trình (70%). - Giảng viên mất nhiều thời gian để tìm kiếm, xây dựng tình huống có vấn đề (60%).

- Việc kết hợp phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp khác còn thiếu linh hoạt (60 % ý kiến).

- Năng lực thiết kế và giải quyết tình huống của giảng viên còn hạn chế (50%). Ngoài ra, qua thực nghiệm 3 giáo án, chúng tôi nhận thấy một khó khăn, thách thức rất lớn là làm thế nào để trong khoảng thời gian có hạn, quy mô sinh viên đông nhưng sinh viên vẫn có thể trao đổi, giải quyết được vấn đề và trình bày chính kiến của cá nhân cũng như của nhóm; giảng viên cần tổ chức giờ học như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của tất cả sinh viên trong lớp khi tham gia giải quyết tình huống.

Từ thực tế đó, đòi hỏi việc tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh với đặc thù lớp đông sinh viên và khắc phục được những khó khăn, trở ngại nêu trên là điều cần thiết.

Kết luận thực nghiệm:

Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, một số nội dung thuộc chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh rất phù hợp để vận dụng phương pháp nêu vấn đề. Từ sự phân tích các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra xã hội học lấy ý kiến giảng viên và sinh viên, trao đổi trực tiếp với giảng viên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Những ưu điểm:

- Dạy học Công tác quốc phòng, an ninh theo phương pháp nêu vấn đề, sinh viên được tham gia trực tiếp vào việc giải quyết vấn đề, nhờ vậy sinh viên sẽ

nắm vững kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên được phát triển hơn. Điều đó mang lại giá trị giáo dục và tính thực tiễn cao, kích thích sinh viên tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn quốc phòng, an ninh tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 86)