TƠI NGHĨ GÌ VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG? [^]

Một phần của tài liệu NhungBuocChanNheNhangTroVeSuImLang (Trang 64 - 65)

II. Tại Sao Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng ? III. Tơi Đã Học Được Gì Nơi Tổ Sư

Padmasambhava.

I. TƠI NGHĨ GÌ VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG? [^]

Nếu ngay giờ phút này có ai hỏi tơi bất ngờ: "nghĩ gì về Phật Giáo Tây Tạng?" thì chắc chắn tơi phải trả lời: "chẳng nghĩ gì cả..."; vì câu hỏi ấy đụng vào cái gì sâu kín nhất, bí mật nhất của chính cuộc đời tơi; hỏi như thế khơng khác gì hỏi tơi: "ơng là ai ?". Nhiều lúc tôi cũng thường tự hỏi như vậy và cũng đành ú ớ mù tịt dặm khơi: tôi chẳng bao giờ hiểu tôi là ai; tôi chỉ hiểu đơi chút về mình giống y như người khác tự nhận hiểu biết đôi chút về cái này về cái nọ. Thường khi cái mọi loài người gọi là "tôi" lại là cái làm thành những ngộ nhận bất thường nhất. Phật Giáo Mật tông Tây Tạng cũng là một trong vài "đối tượng" dễ bị ngộ nhận nhất hiện nay, và tất cả giáo lý Mật tông Tây Tạng chỉ nói về một cái duy nhất: tất cả mọi ngộ nhận thảm thương chung quanh một ngộ nhận bao trùm lớn lao vòi vọi như Hy Mã Lạp sơn mà nhân loại gọi là cái "tôi" và gọi những gì tự nhận là "của tơi", "thuộc về tơi", cũng như gọi những gì có thể tri nhận là "hữu thể", "tính thể", "thực thể", "thực tại", "thực tế", "chân lý", "sự thực", "thực tướng", "bản tính", "tự tính", "bản chất", "thể tính".

Tuy nhiên, nếu tạm thử đứng trên một vị thế lập ngôn cưỡng ngữ bất thường thì có thể đánh liều một câu trả lời có ý nghĩa nhất về sự ngộ nhận về một sự ngộ nhận căn bản: "tôi là tất cả Tây Tạng trong mọi ý nghĩa, nghĩa đen và nghĩa trắng". Nói như thế thì giống như nói điêu pha lững, nói sã, nói sang đàng. Sự thực thì tơi hiểu biết về Tây Tạng lâu hơn nhiều hơn và hiểu biết về chính bản thân mình; nói cho rõ ràng hơn thì nhờ Phật Giáo Mật tơng Tây Tạng mà vào những lúc đìu hiu cơ tịch, tơi thực sự hiểu rằng tôi là ai, tại sao tôi sống ở đây, tơi sẽ đi về đâu, tơi phải làm gì và tơi đi đứng như thế nào trong cái thế giới hoang liêu rùng rợn này. Cịn đối Việt Nam thì sao? Tại sao Tây Tạng mà không Việt Nam ? Tại sao tơi lại có thể "vong bản" như vậy? Thực ra phải nhận rằng tôi vốn là kẻ rất "sùng bản", nếu tạm mượn chữ nhà nho xưa: nhờ Tây Tạng mà tôi mới hiểu được tinh túy căn nguyên của Việt Nam, cái "khu nữu căn để" của Việt Nam. Tôi sinh ra đời ở Mỹ Tho, bên dịng sơng Cửu Long, và ai cũng biết sông Cửu Long chảy từ Tây Tạng. Hồi nhỏ, tôi thường hay trốn học và bơi giỡn

- 65 -

suốt ngày với con nước Cửu Long; tơi ít học ở nhà trường hơn là học với cơn thủy triều rào rạt của sông nước Cửu Long. "Sơ ư văn chung /nhập lưu vong

sơ..." (Thủ Lăng Nghiêm Kinh).

Có thể nói một cách văn chương hiu hắt thì sơng Cửu Long là "sư phụ" của tôi. Suối nguồn Tây Tạng không ngừng ám ảnh tôi suốt thời gian trẻ tuổi man rợ, và ngay đến bây giở sống gần nửa thế kỷ trên mặt đất và lưu lạc tha phương gần khắp địa cầu, tôi vẫn đinh ninh cho rằng tôi đã trãi qua rất nhiều tiền kiếp ở những hang động núi non Tây Tạng; nhiều người có thể cho rằng tơi là kẻ "lập dị", "dị đoan mê tín" hay "gàn dỡ điên cuồng", nhưng đối với tơi thì những gì tơi nghĩ về tiền kiếp của tơi thì cụ thể rõ ràng và thực hơn cả cái việc mà tôi đang ngồi tại đây và đang viết những dịng chữ này: chính những ý nghĩ lan man về tiền kiếp và hậu kiếp đã tạo ra hiện kiếp của cái "tôi" bây giờ. Tại sao tôi đang ở đây mà không ở nơi khác ? Tại sao tôi viết về Phật Giáo Tây Tạng mà không viết về cái khác ? Tất cả những gì đang xảy ra trong khoảnh khắc đều xuất phát từ một quá trình nhất định của tâm thức; chính những sự "huân tập" liên tục ở quá khứ đã tạo ra những gì tơi đang "thể hiện" hơm nay; tơi chỉ lắng lòng tĩnh lự tinh sát nhìn thấy cái hiện tại "nhãn tiền" thì biết rõ được quá khứ và tiền kiếp, cũng như sống trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại một cách trong sáng tỉnh thức tồn triệt thì nhìn thấy trước tương lai, hậu thân và hậu kiếp. Những con đường q khứ nào đó đã đưa dẫn tơi đến : "hiện thể" hôm nay ? Trong tinh thần Phật Giáo Mật tơng Tây Tạng thì tất cả đều bắt đầu với sư phụ; sự truy nhận sư phụ đã được đề cập qua hình ảnh lộng lẫy thơ mộng của thời trẻ dại; dịng sơng Cửu Long linh hiển chạy từ đỉnh cao Tây Tạng; Tây Tạng là thể, vì có Phật Giáo làm cơ sở tinh thần. Phật Giáo Mật tơng Tây Tạng là gì ? Tại sao lại phải nói về Phật Giáo Tây Tạng ? Tơi nghĩ gì về Phật Giáo Tây Tạng ? Hay có thể đặt câu hỏi một cách ngược dòng "nghịch lưu"' một cách "truy nguyên", "sùng bản" thì: Phật Giáo Mật tơng Tây Tạng nghĩ gì về cái gọi là "nghĩ về" và cái gọi là "tôi" ? tại sao phải tìm hiểu Phật Giáo ? Và tại sao phải cần tìm hiểu Phật Giáo Tây Tạng ?

Một phần của tài liệu NhungBuocChanNheNhangTroVeSuImLang (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)