Từng bước đi thầm lặng ngược dịng thời gian, tơi nhìn thấy lại con người trẻ dại lúc mười sáu tuổi; thời gian đó, tơi ở Mỹ Tho và Nha Trang. Từ sông Cửu Long tôi leo lên đồi Hải Đức của Phật học viện Nha Trang để được "điểm hóa nhập đạo" với một "sư phụ" khác là biển Nam Hải. Đứng trên đồi cao, những đêm ngày đầy gió bão, tơi ngó xuống dưới kia là mênh mơng biển trời, chim bay và thời gian bất động Vài năm sau đó, một hơm, tơi bỗng ngạc nhiên thấy mình "nhập thất" tham thiền trên tận đỉnh đồi và quên hết biển và sông Mỹ Tho và Nha Trang biến mất; tất cả đều trở thành hang động Tây Tạng. Tây Tạng khơng cịn là một địa danh và trở thành một giả danh để gọi một tâm thức viễn ly, cách
- 66 -
biệt: tuy viễn ly cách biệt mà vẫn nằm giữa trái tim linh hoạt nhất của đời sống thường nhật.
Cái câu khẳng định bất thường và gần như vô nghĩa "tôi là tất cả Tây Tạng trong mọi ý nghĩa, nghĩa đen và nghĩa trắng" chỉ là một cách nói cưỡng ngơn theo điệu "phương tiện thiện xảo": xô đẩy cái "tôi" tầm thường của đời sống dung ngôn đi vào trong một lãnh vực "cảnh giới" khác gần như "hý ngơn"; hoặc "vơ ngơn", nói một cách khác dung dị hơn thì phải nói dứt khốt rằng tơi chỉ thực sự là tơi khi tơi khơng cịn là tơi nữa: mà là cái gì khác, và cái gì khác ấy có thể gọi là "viễn ly, cách biệt" mà biểu tượng phong phú nhất là Tây Tạng như một "ý niệm giới hạn" được sử đụng để mở ra những khả tính tối thượng và tối hậu của nhân tính và Phật tính. Tại sao Phật Giáo Tây Tạng ? Vì Phật Gỉáo Tây Tạng là thể hiện tất cả những yếu chỉ của Phật Giáo nguyên thủy, Tiểu thừa và Đại thừa; Phật Giáo Tây Tạng là thể hiện tuyệt vời tất cả những nguyên tắc của tất cả tông phái Phật Giáo từ Câu Xá tông cho đến Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Tất cả tinh túy của Phật Giáo đều được thực hiện trong Phật Giáo Tây Tạng.
Cịn Phật Giáo Việt Nam thì sao? Chúng ta chưa đủ khả năng tâm linh và tâm thức để nhìn thấy được tinh thần ẩn mặt của Phật Giáo Việt Nam. Những triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là cơ sở tinh thần của cái gọi là "Việt Nam tính", "dân tộc tính", "quốc hồn", "quốc túy", và cái cơ sở tinh thần ấy xuất phát từ Phật Giáo Việt Nam. Căn nguyên của Phật Giáo Việt Nam trong những thời đại quyết định ấy là Thiền tông và Mật tông mà nền tảng tư tưởng đạo lý là dòng kinh Bát Nhã, Lăng Già và Hoa Nghiêm. Dòng chủ lưu điều động hàm dưỡng Việt Nam Tính và Phật Giáo Việt Nam suốt quá trình, tiến trình và biến trình của lịch sử của dân tộc chính là đạo lý Bát Nhã.
Hiện nay, cái tinh thần "vô tướng" của Bát Nhã đã được "ẩn tàng" một cách bí mật trong sinh hoạt hữu hình của Phật Giáo Việt Nam mà vẫn còn được thể hiện một cách cụ thể linh động trong sinh hoạt "diệu tướng" của Phật Giáo Tây Tạng từ thế kỷ thứ bảy cho đến hơm nay, nhờ tính cách "viễn ly, cách biệt" của Tây Tạng chẳng những về mặt địa lý mà cả về mặt sinh hoạt văn minh kỷ thuật Tây phương ở thế kỷ XX. Nền văn hóa học thuật của Tây phương (mà hậu quả tiêu cực là những trận chiến tranh tàn khốc) đã làm sụp đổ tất cả truyền thống Vỉệt Nam và hiện đang bắt đầu đục khoét truyền thống Tây Tạng. Chủ Nghĩa Cộng Sản chỉ là đứa con đẻ tất nhiên của chủ nghĩa hư vơ (Nihilism) thốt thai từ Platon đến Hegel và Karl Max, sản phẩm "tập đại thành", thành tựu khuynh hướng cực đoan về "vật luận" (Ontic) trong tư tưởng Tây phương. Hiện nay, cái mà chúng ta gọi là "tinh thần dân tộc" thực ra chỉ là một mớ ý niệm mất gốc rễ bị ảnh hưởng hệ thống ý niệm Tây phương (ngay lúc chúng ta chủ trương "về nguồn" đi nữa thì ý niệm "nguồn" ,vẫn kẹt vào tính thể luận Tây phương). Trở về Phật Giáo Tây Tạng là tìm lại cái tâm thức "viễn ly, cách biệt" để làm một bước lùi cần thiết khả dĩ giúp mình mường tượng lại sinh hoạt tâm linh của tổ tiên trong suốt thời gian mà ý niệm Tây phương chưa chuyển nhập tâm thức dân tộc. Cái tinh thần "tiêu diệt mọi ý niệm" của Bát Nhã đã nuôi dưỡng hun đúc
- 67 -
những thời đại trầm hùng của Lịch Sử Việt Nam, chỉ còn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng là còn giữ được "diệu tướng vô tướng" của Bát Nhã một cách linh động hữu hình nhất. Đi vào Phật Giáo Tây Tạng cũng là gián tiếp trở về cái tâm thức "viễn ly" của Phật Giáo Việt Nam cách đây khoảng trên một ngàn năm. Tinh thần Bát Nhã không sở trụ ở đâu cả, không thuộc Ấn Độ, cũng không thuộc Tây Tạng hay Việt Nam. Gọi là Phật Giáo Tây Tạng hay Phật Giáo Việt Nam chỉ là gọi tên cái "phương tiện thiện xảo" mà "chân lý của tính viễn ly" (Thuật ngữ Phật chữ Phạn là "Vivikta-dharma"), tức là thể tính "vơ tự tính" của Trí Tuệ Bát Nhã, hóa hiện đây đó tùy thời, tùy căn cơ nghiệp cảm, tùy tổng nghiệp hay biệt nghiệp, để chuyển hóa Tính Mệnh Nhân Loại. Chỉ khi nào tồn thể nhân loại chuyển tính, "chuyển y" trở lại "viễn ly pháp" của Trí Tuệ Bát Nhã thì Tây Tạng mới xuất hiện một cách "như thực" như là phương sở linh địa của Quán Thế Âm Bồ Tát, và Việt Nam là trường sở phương Nam của Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền và Di Lặc: Việt Nam, trong ý nghĩa bí mật "viễn ly", chính là chỗ cưu mang khả tính tối hậu của việc liên tục "vượt về phương Nam" mà Thiện Tài Đồng tử đã thực hiện lúc cầu đạo và được Di Lặc Bồ Tát khai mở cho mười ẩn nghĩa về nơi sinh đẻ, nơi quê hương thực thụ của kẻ thể nhập Việt tính vào trong Pháp Giới. Nói theo nghĩa địa lý bí mật vơ hình thì Tây Tạng là Việt Nam ở Bắc phương, còn Việt Nam là Tây Tạng ở Nam phương, nhưng trong thực nghĩa "viễn ly" thì mọi phương đều "vơ phương". Nơi sinh đẻ, q hương đích thực của cái gọi là "tơi", có thể ở một nơi nào đó, chưa hẳn rõ ràng hữu hình như địa danh ghi trong giấy khai sanh căn cước: một nơi nào khác vô danh và tạm dùng giả danh gọi là "viễn ly", xa cách trùng điệp như Tây Tạng, cao ngút trời như Hy Mã Lạp sơn mà vẫn gần gũi thiết thân với mình như đất mình đang đứng, như nhịp đập tim, như hơi thở, chỉ là hơi thở, tất cả là hơi thở, tất cả, tất cả.
III. TƠI ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI TỒ SƯ PADMASAMBHAVA, NGƯỜI TRUYỀN ĐẠO PHẬT VÀO TÂY TẠNG Ở THẾ KỶ THỨ VIII. [^]