Chuẩn bị đất, thiết kế và xây dựng vườn cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật canh tác cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại tỉnh lai châu​ (Trang 68 - 71)

Tiêu chuẩn đất trồng cao su:

Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30%, cao độ dưới 700m. Trong phạm vi từ mặt đất đến độ sâu 70cm, đất không bị ngập úng thườ ng xuyên hơn 3 tháng, khơng có đá tảng; tỉ lê ̣ laterit cứng hoặc sỏi sạn, đá cục nhỏ hơn 75% thể tích. Vùng quy hoạch trồng cao su phải liền vùng liền khoảnh tránh manh mún (Đánh giá độ dốc tính theo độ và phần trăm theo phụ lục 05).

Khai hoang và làm đất trồng cao su:

Khai hoang làm đất trồng cao su được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật khai hoang và xây dựng vườn cây do Tổng Công ty cao su Việt Nam (nay là Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam) ban hành năm 1997 (chi tiết xem phụ lục 06). Khai hoang và làm đất tại tỉnh Lai Châu có bổ sung một số điểm sau:

Trong quá trình khai hoang hạn chế tối đa việc khai hoang trắng, cày xới lớp đất mặt.

Áp dụng biện pháp làm đất cục bộ sẽ hạn chế được tối đa lớp đất mặt bị tác động. Không khai hoang tại các hợp thủy là đường dẫn nước ra các khe suối, các hợp thủy có mái dốc lớn hơn 30o.

- Để lại không khai hoang chỏm rừng đỉnh đồi hoặc thảm tự nhiên có tác dụng bảo vệ chống xói mịn, sạt lở; khơng cày xới đất sau khi khai hoang.

- Thiết kế các đường lơ, đường liên lơ có độ dốc khơng được vượt quá 10o. Đồi dốc trên 15o, phải làm đường lô, liên lô trước khi khai hoang.

- Trướ c khi đưa vào trồng cao su, phải hồn chỉnh các cơng trình xây dựng vườn cây bao gồm đường lô, đường liên lô, hệ thớng chống xói mịn đất dốc và thoát thủy đất ngập úng.

- Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hóa chất diệt hết cỏ trước khi trồng.

Thiết kế lô cao su

Lập sơ đồ mặt bằng và thiết kế lô trồng trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 để làm cơ sở cho việc thiết kế ngoài thực địa.

* Kích thước lơ trồng

Đớ i với khu vực địa hình dốc từ 5o trở xuống thiết kế lơ 25 ha theo kích thước 500m x 500m. Khu vực địa hình dốc lớn hơn 5o thiết kế lơ có hình dáng và kích thước lơ nhỏ hơn, từ 10 - 20ha, tùy thuộc địa hình cụ thể; trong đó

đường phân chia lơ cịn lại là các đường chạy xéo theo chiều dốc với độ dốc không vượt quá 10o. Các đường xéo này liên kết với các đường lô nằm trên đường đồng mức theo nhiều hướng khác nhau tùy theo địa hình, nhưng phải có sự liên thơng với nhau. Đối với lơ trên đất dốc lớn hơn 5o, ranh giới lô ở một số cạnh có thể là các hợp thủy khơng có đường đi lại, nhưng u cầu mỗi lơ phải có tối thiểu một đường cắt xéo các băng đồng mức nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại chăm sóc, vận chuyển phân bón và mủ khai thác (Cách thiết kế lô và thiết kế tuyến các đường trong lô trên đất dốc xem Phụ lục 07 và 08).

* Thiết kế hàng trồng

Đất dốc từ 5o trở xuống thiết kế hàng theo hướng thẳng góc với chiều dốc chính, đất dốc lớn hơn 5o thiết kế hàng trồng theo đườ ng đồng mức chủ đạo.

* Mật đô ̣ và khoảng cách trồng

Mật độ trồng biến thiên từ 500 - 571 cây/ha.

- Mật độ 555 cây/ha ( 6m x 3m) áp dụng cho vùng đất có độ dốc < 80; - Mật độ 571 cây/ha ( 7,5 m x 2,5m) áp dụng cho vùng đất có độ dốc 8 - 150; - Mật độ 500 cây/ha ( 8 m x 2,5m) áp dụng cho vùng đất có độ dốc > 150 (Tra cứu mật độ theo diện tích trên mặt nghiêng độ dốc và mặt phẳng chiếu ngang, chuyển đổi giữa diện tích đo bằng máy định vị GPS và diện tích thực tế xem Phụ lục 09a và 09b)

Xây dựng hệ thống mương bờ chống xói mịn

Để hạn chế xói mịn đất bằng cách giảm tốc độ dịng chảy, hấp thu 1 phần dòng chảy vào tầng đất mặt, phân tán và hướng dòng chảy vào nơi thoát thủy hợp lý, trên đất dốc hơn 5o phải xây dựng hệ thống mương bờ chống xói mịn, khoảng cách giữa các mương tùy theo độ dốc như sau:

- Độ dốc 5 - 10o: khoảng cách giữa 2 mương bờ 15 hàng cao su (105m) - Độ dốc 10 - 15o: khoảng cách giữa 2 mương bờ 11 hàng cao su (77m) - Độ dốc 15 - 20o: khoảng cách giữa 2 mương bờ 9 hàng cao su (72m) - Độ dốc 20 - 25o

- Độ dốc 25 - 30o: khoảng cách giữa 2 mương bờ 05 hàng cao su (40m) Đối với dốc có chiều dài dốc nhỏ hơn 1,5 khoảng cách tương ứng trên, khơng cần thiết kế mương bờ chống xói mịn (chẳng hạn chiều dài dốc nhỏ hơn 1,5 x 56 = 84 m ở đồi dốc 20 -25o thì khơng cần thiết kế mương bờ chống xói mịn). Các mương được thiết kế liên tục, khơng ngắt quãng và có độ dốc 1 – 3o dẫn nước ra các hợp thủy thoát nước tự nhiên của ngọn đồi, tuyệt đối không để nước trong mương chảy ra các đường lô, liên lơ hoặc mặt lơ. Kích thước và khối lượng đào/đắp mương bờ xem phụ lục 10.

Xây dựng băng đồng mức

Băng đồng mức được xây dựng bằng máy hoặc thủ công tùy theo điều kiện cụ thể, chiều rộng băng đồng mức 1,5 – 2,0m tùy độ dốc (xem phụ lục 11) và nghiêng từ ngoài vào trong 10o. Năm đầu, đường băng rộng tối thiểu 1,2m và hoàn chỉnh châ ̣m nhất vào cuối năm thứ 2. Trồng cao su cách taluy âm 1,0m, chỉ mở rô ̣ng băng về phía taluy dương.

Quản lí đất giữa hàng và các cơng trình bảo vệ đất dốc

Trong q trình chăm bón, hạn chế cày xới giữa hàng, duy trì có kiểm soát thảm thực vâ ̣t tự nhiên giữa hàng (ngoại trừ cỏ tranh, họ tre nứa); ở những nơi có điều kiện cần sớm thiết lập thảm phủ cây họ đậu, hoặc các loài cây khác có khả năng bảo vê ̣ đất.

Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm những điểm sạt lở hoặc có nguy cơ gây xói mịn lớn trên mương bờ và đất mặt để có biện pháp xử lý kịp thời; trồng cây che phủ toàn bộ mặt bờ và phía trên đầu dốc mương bằng các loại cỏ, cây thân bò, thân bụi chống chịu hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật canh tác cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại tỉnh lai châu​ (Trang 68 - 71)