Thực trạng phát triển cây cao su của tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật canh tác cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại tỉnh lai châu​ (Trang 34 - 43)

Năm 1993, Trung Quốc đã giúp tỉnh Lai Châu trồng một số vườn cao su tại huyện Phong Thổ và huyện Than Uyên, tuy nhiên hiện nay mỗi huyện chỉ cịn lại một số ít cây, cây sinh trưởng và phát triển kém. Chúng tôi đã tiến hành kiểm kê lập sơ đồ và đánh giá hiện trạng vườn cây, kết quả cụ thể như sau:

Vườn cao su tại xã Mường Than huyện Than Uyên

Đây là vườn được trồng từ tháng 5 năm 1993 thuộc dự án phát triển cây cơng nghiệp của tỉnh Lào Cai. Diện tích được trồng ban đầu là 3,2 ha, mật độ 571 cây/ha (7x2,5m). Do thiếu sự hỗ trợ kinh phí đầu tư chăm sóc cho nên chủ hộ là ơng Lê Văn Chung đã bỏ hoang vườn cao su và tiến hành trồng xen keo, mỡ vào diện tích đã trồng cao su. Hiện tại vườn cao su còn 142 cây, chủ yếu là cây thực sinh và cây tái sinh trồi, số cây này có mức độ sinh trưởng rất khác nhau chỉ có 15% số cây có mức độ sinh trưởng tốt, 27% sinh trưởng trung bình, 48% số cây còn lại sinh trưởng kém. Số cây này nằm phân tán khắp diện tích khu đồi đã trồng. Chúng tơi đã lập sơ đồ theo dõi 37 cây trong đó 17 cây đạt tiêu chuẩn cạo mủ và đã tiến hành mở miệng cạo theo dõi sản lượng.

Vườn cao su tại xã Hoang Thèn - Huyện Phong Thổ

Vườn này cũng được trồng từ năm 1993 theo chương trình hợp tác giữa huyện Phong Thổ và Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Giống cao su trồng là RRIM 600, mật độ 571 cây/ha (7x2,5m). Cũng giống như vườn cao su tại Than Uyên vườn cao su này bị bỏ hoang khơng chăm sóc. Chủ hộ gia đình đã tiến hành trồng xen Trẩu vào lô cao su. Hiện tại vườn còn 19 cây nằm tập trung trên đỉnh đồi. Toàn bộ 19 cây đã được lập sơ đồ theo dõi, trong đó có 16 cây đạt tiêu chuẩn cạo và đã tiến hành mở miệng cạo mủ theo dõi sản lượng. Hầu hết lớp vỏ nguyên sinh của những cây này đã bị tổn thương nghiêm trọng do những vết băm chặt trên thân cây.

Số cây đủ tiêu chuẩn đã được mở miệng cạo, tại Than Uyên tiến hành mở cạo ngày 27 tháng 04 và Phong Thổ là ngày 03 tháng 05 năm 2007. Miệng cạo được mở cách chân voi 120 cm. Độ dốc của miệng cạo là 300. Chế độ cạo được áp dụng S/2 d/3 6d/7 (2 lần/tuần). Miệng cạo trên lô được mở theo cùng một hướng.

Về sinh trưởng: Chu vi thân được đo ở vị trí 1,5 m, kết quả được thể

hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Kết quả quan trắc chu vi thân

Vị trí hàng cây

Chu vi thân của cao su Than Uyên (mm)

Vị trí hàng cây

Chu vi thân của cao su Phong Thổ (mm) 1/27 450 1/1 639 29 450 2 540 2/32 450 3 620 3/32 490 4 720 4/7 550 5 783 11 430 6 710 16 780 12 876

Vị trí hàng cây

Chu vi thân của cao su Than Uyên (mm)

Vị trí hàng cây

Chu vi thân của cao su Phong Thổ (mm) 17 590 18 930 22 640 20 1050 24 440 2/7 825 25 420 11 791 30 470 14 1110 31 460 18 970 32 510 19 661 5/6 500 20 920 7 600 21 762 33 590

Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

- Mức độ sinh trưởng của hai vườn cao su là hoàn toàn khác nhau. Cùng một thời gian trồng nhưng cao su tại Phong Thổ có chu vi thân lớn hơn rất nhiều cao su tại Than Uyên.

- Chu vi thân cây lớn nhất tại Phong Thổ là 1.110mm còn tại Than Uyên là 780mm. Trong điều kiện cả hai vườn cây đều bị bỏ hoang khơng được chăm sóc, lại bị canh tranh của cây trồng xen nhưng chúng vẫn sinh trưởng phát triển và một số cây phát triển rất tốt, điều đó chứng tỏ sự thích ứng về sinh trưởng của cây cao su trên điều kiện của Lai Châu.

Về sản lượng mủ: Kết quả nghiên cứ về sản lượng mủ được thể hiện ở

bảng 4.2:

Bảng 4.2. Sản lượng mủ sau khi mở cạo (g/c/c)

Vị trí Hàng cây Mường Than - Than Uyên Vị trí hàng cây Hoang Thèn - Phong Thổ 27/4 28/4 30/4 3/5 4/5 1/27 7,5 16 28 1/1 1 3 29 11 18 30 2 1 3 2/32 14,5 12,5 28,5 3 1 4 3/32 11 18,5 33 4 1 2 4/7 3 2 6,5 5 2 5 11 3 2 8 6 2 6 16 8 14 18,5 12 3 4 17 7,5 7,5 26 18 2 7 22 5,5 10 23,5 20 1 5 24 7,5 10,5 21,5 2/7 1 4 25 9 15 30 11 5 10 30 3 8 16 14 3 5 31 2 5 10 18 1 2 32 10 25 48 19 98 7 5/6 2 2 5 20 1 2 7 15 29,5 44 21 1 1 33 6 10 43

Ghi chú: Trên đây là số liệu khối lượng mủ ướt

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Khối lượng mủ có chiều hướng tăng sau mỗi lần cạo. Mức độ tăng khối lượng mủ không đồng đều giữa hai vườn cao su. Cao su tại Mường Than tăng đều và ổn định, còn tại Hoang Thèn khối lượng mủ biến thiên khơng theo quy

luật. Có sự chênh lệch sản lượng mủ giữa cây ghép và cây thực sinh. Các cây h4/c7, h4/c11, h4/c31, h4/c32, h5/c6 là những cây thực sinh có khối lượng mủ ít hơn rõ rệt. Điều này khẳng định ưu thế của cây ghép.

Tiếp tục theo dõi sản lượng mủ của vườn cây tại Khổng Lào – Phong Thổ (Sản lượng mủ được thu 3 ngày một lần. Mủ thí nghiệm được lấy định kỳ vào ngày 15 và 30 hàng tháng). Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Sản lượng mủ vườn cao su Hoang Thèn – Phong Thổ Lai Châu

vị trí hàng cây 15/9 30/9 15/10 30/10 15/11 30/11 15/12 30/12 Trung bình g/c/c 1/1 36 35 32,5 43,5 36 58,5 41 29 38,94 2 44,5 121 48 110 63 67 35 49 67,19 3 58,5 136 57 100 43 54 20 36 63,06 4 18 34 26 30 62 43 14 20 30,88 5 66,5 15 12 145 38 64 27 39,5 50,88 6 37 13 34 49,5 53,5 54 22 48 38,88 12 44 30,5 36 62,5 64 40 22 34,5 41,69 18 36 65 72 84 63 106 38 28,5 61,56 20 93,5 113 48,5 47 43 78 38,5 49 63,81 2/7 11,5 29 46,5 14 8 48 12 25 24,25 11 58 138 18 125 53,5 116 15 18,5 67,75 14 70 125,5 52,5 92,5 52 113 37 17 69,94 18 71 40 37 66,5 40 70 18 25 45,94 19 72,5 12,5 53 44,5 32 67 38.5 13,5 41,69 20 36,5 45,5 30 83 36 48,5 49 37,5 45,75 21 62 11 67 111 65 84 44 20 58,00 Trung bình 50,6

Từ Kết quả bảng 4.3 cho thấy:

- Phạm vi biến động sản lượng mủ của các cây từ 24,25 g/c/c – 69,94 g/c/c. - Sản lượng mủ trung bình đạt 50,6 g/cây/cạo. Sản lượng này tính trung bình của 4 tháng lấy mủ được tính từ tháng 9, đây là những tháng cao su cho mủ nhiều nên đánh giá về sản lượng của cây chưa được chính xác.

- Sản lượng mủ có sự giảm đều trong lần lấy thí nghiệm 15/12. Đây là giai đoạn cây bắt đầu rụng lá qua đơng.

Tình hình sâu bệnh hại:

- Sâu hại: khơng có lồi sâu hại nào. - Bệnh:

+ Bệnh rễ: Chưa thấy xuất hiện. + Bệnh thân cành: Bệnh nấm hồng + Bệnh lá: Có bệnh phấn trắng

Đây là hai loại bệnh thường gặp trên cây cao su, hiện tại thời tiết đang ở mùa khô nên tỷ lệ nhiễm bệnh của cao su ở mức nhẹ.

Theo dõi sự rụng lá và ra lá qua đông:

Qua phỏng vấn người dân trên địa bàn cho thấy: + Rụng lá: cuối tháng 12.

+ Ra lá: Bắt đầu ra lộc non vào giữa tháng 2, đến tháng 5 cây đã có bộ lá ổn định. Như vậy, cao su trên địa bàn có khả năng cho khai thác mủ từ tháng 5 đến tháng 12.

Một số đặc tính phụ:

Độ cao phân cành:

Độ cao phân cành của cao su tại Mường Than và Hoang Thèn đều thấp. có những cây ở độ cao 60cm đã phân cành, tỷ lệ cây phân cành thấp tại Hoang Thèn là 62,5% còn tại Mường Than là 44%. Với chu kỳ kinh doanh 25 - 30 năm thì chiều cao phân cành là yếu tố cần được quan tâm sau sinh trưởng và sản lượng mủ.

Chỉ số bít mạch mủ:

Cao su tại Mường Than và Hoang Thèn có cường độ dịng chảy cao nhưng thời gian cho mủ ngắn có những cây thời gian cho mủ chưa đến 2 giờ. (Báo cáo khoa học của Viện khoa học kỹ thuật nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc, 2007) [1].

4.1.2. Xác định tiểu vùng có khả năng trồng và phát triển cao su tại tỉnh Lai Châu Lai Châu

Căn cứ theo quy trình kỹ thuật cây cao su (năm 2004) của Tổng công ty cao su Việt Nam và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đưa ra yêu cầu về đất trồng cao su.

Trên cơ sở tài nguyên đất đai của vùng nghiên cứu, so sánh với vùng cao su của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, hiện đã trồng và đang trong thời kỳ kinh doanh, chúng tôi xây dựng bảng phân hạng thích nghi của đất đối với cây cao su cho vùng nghiên cứu. Kết quả phân hạng thích nghi đất đai cho cây cao su tại tỉnh Lai Châu được thể hiện tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Phân hạng mức thích nghi đất đai cho cây cao su tại tỉnh Lai Châu

Yếu tố hạn chế Mức độ thích nghi

(Ký hiệu) S1 S2 S3 N

Loại đất (g) Fs, Fu, Fv Fa - Các đất còn lại Độ dốc (sl) < 15o 15 - 20o 20 - 25o > 25o Độ dày tầng đất (d) > 100 cm 70 - 100 cm 50 -7 0 cm (cho đất Fs) < 70 cm (cho đất Fu, Fv, Fa) < 50 cm (cho đất Fs) Thành phần cơ giới (c) Thịt trung bình Thịt nặng Thịt nhẹ, cát pha Cát, sét Độ sâu mực nước ngầm (f) > 200cm 150 - 200cm 100 - 150cm < 100cm Đá lẫn, đá lộ

đầu (k) khơng ít trung bình nhiều

Độ cao tuyệt đối

(h) < 600m 600 - 700m 700 - 900m > 900m Lượng mưa (r) > 2.500mm 2.000 - < 2.000mm -

Căn cứ vào yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây cao su và các yếu tố phụ thuộc chính về khí hậu là: nhiệt độ, lượng mưa, gió và thời gian chiếu sáng.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của các trạm khí tượng trong vùng nghiên cứu và các trạm khí tượng liền kề. Số liệu khí tượng được thống kê tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu khí hậu chủ yếu ở các trạm liên quan

Tên Trạm Phong

Thổ

Mường

Lai Châu Tam Đường

Vĩ độ 22o30’ 22o22’ 220 03’ 220 25’ Độ cao so với mặt biển (m) 330 310 240 900

Nhiệt độ (0C) - TB 22,2 22,5 23 19,2 Mưa trung bình (mm) 2.218 2.476,9 2.066,1 2.621,7

Số giờ nắng TB (giờ) 1.897,6 1.949,1 1.833,1 1.977,9

Tốc độ gió cực đại - 40 40 40

Sau khi đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai, khí hậu, thời tiết, của tỉnh Lai Châu. Chúng tôi ban đầu xác định các tiểu vùng có khả năng trồng và phát triển cao su tại Lai Châu như sau:

1. Tỉnh Lai Châu có 3 vùng đủ điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình phù hợp cho phát triển cao su đại điền với tổng diện tích khoảng 30.000 ha, cụ thể:

- Vùng núi thấp huyện Sìn Hồ gồm 8 xã (Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha, Noong Hẻo, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Cuổi, Nậm Hăn) với diện tích khoảng 15.000ha.

- Vùng phía nam huyện Mường Tè (gồm các xã Nậm Hằng, Nậm Manh, Mường Mô, Can Hồ, Bum Nưa của huyện Mường Tè; xã Chăn Nưa, Lê Lợi, Pú Đao của huyện Sìn Hồ) với diện tích khoảng 13.000ha.

- Vùng Mường So (huyện Phong Thổ) với diện tích khoảng 2.000ha. 2. Đất thích hợp để trồng cao su phải nằm trong vùng khí hậu phù hợp đối với cây cao su và đảm bảo các tiêu chí dưới đây:

- Nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 300C; khơng có sương muối về mùa đơng; lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.500mm.

- Độ cao dưới 600m so với mực nước biển. - Độ dốc dưới 300.

- Tầng đất dày tối thiểu 0,7m.

- Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 1,2 m và khơng bị ngập úng khi có mưa; - Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến khi nặng, thoát nước tốt;

- Mức độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác < 50%;

- Hố tính đất: hàm lượng mùn trong tầng đất mặt > 1,0%, PHKcl: 4 – 6; - Vùng đất trồng cao su phải được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện để thâm canh và chống xói mịn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật canh tác cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại tỉnh lai châu​ (Trang 34 - 43)