Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

đại diện cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng i trong năm t – 1. Biến độc lập này thể hiện rằng nợ xấu của năm trước - đại diện cho khả năng quản trị nợ thiếu hiệu quả, tương ứng với giả thuyết “Quản lý kém” - nếu không được giải quyết dứt điểm trong quá khứ mà lại chuyển sang năm tiếp theo thì có thể gây ra tác động đáng kể đến tỷ lệ nợ xấu ở thời điểm hiện tại. Nir Klein (2013) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng trong vùng Trung, Đông và Đông Nam Châu Âu (CESEE) từ giai đoạn 1998 – 2011 và kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh cho mối quan hệ đó khi tỷ lệ nợ xấu của năm cũ tăng cũng sẽ kéo theo sự tăng lên trong tỷ lệ nợ xấu ở hiện tại. Tóm lại, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ có quan hệ mật thiết với nợ xấu hiện tại. Vì lý do đó, tác giả sẽ lựa chọn giả thuyết đầu tiên như sau:

Giả thuyết 1: Nợ xấu năm trước có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu năm hiện tại.

là đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng i trong năm t và được tính bằng công thức lợi nhuận sau thuế chia vốn chủ sở hữu bình quân. Bên cạnh tỷ lệ nợ xấu năm cũ, ROE là biến thứ hai thể hiện cho giả thuyết “Quản lý kém” của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này đã phản ánh năng lực sử dụng và quản lý vốn của ngân hàng như thế nào qua việc đo lường một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì thu về bao nhiêu đồng lời. Nếu chỉ số ROE của ngân hàng thấp chứng tỏ ngân hàng thiếu kỹ năng trong quá trình quản trị từ đó dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Trên thực tế, trong nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 2003 – 2009, Dimitrios Louzis, Aggelos T. Vouldis và Vasilios L. Metaxas (2010) đã chứng mình

rằng chỉ số ROE có tác động ngược chiều đến nợ xấu. Thêm vào đó, nghiên cứu của Vasiliki Makr, Athanasios Tsagkanos, Athanasios Bellas (2014) cũng đưa ra kết luận tương tự. Tóm lại, chỉ số ROE của ngân hàng thấp thể hiện cho chính sách quản lý yếu kém và có thể làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, tác giả lựa chọn giả thuyết thứ hai như sau:

Giả thuyết 2: Khả năng sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu.

là đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t và thể hiện cho mức độ kiểm soát vốn chủ sở hữu. Nếu ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp thì ban lãnh đạo của ngân hàng đó sẽ có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Trong nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra giả thuyết “Rủi ro đạo đức”, Keeton và Morris (1987) đã chỉ ra rằng mức độ vốn hóa, được đại diện bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cũng góp phần ảnh hưởng đến các hậu quả của vấn đề rủi ro đạo đức và quyết định đến tỷ lệ nợ xấu sau khi tiến hành nghiên cứu các NHTM Mỹ trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1985. Các biến nghiên cứu được nhóm tác giả lựa chọn bao gồm: tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản nhằm kiểm chứng cho giả thuyết này. Kết quả cuối cùng của cuộc nghiên cứu đã chỉ ra những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tương đối thấp sẽ có tỷ lệ nợ xấu tăng. Vì vậy, tác giả sẽ lựa chọn giả thuyết thứ 3 như sau:

Giả thuyết 3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu.

là đại diện cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i tại năm t. Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm và được tính bằng sự thay đổi phần trăm hằng năm trong danh mục cho vay của ngân hàng.

Nghiên cứu “Credit growth, problem loans and credit risk provisioning in Spain”

của de Lis và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng thường có mối liên hệ với chu kỳ phát triển kinh tế. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP nếu trong điều kiện kinh tế phát triển. Nhưng ngược lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng sẽ giảm chậm hơn đà giảm của GDP trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái. Điều này ứng với giả thuyết “Chính sách tín dụng có tính chu kỳ”. Hiện tượng này có thể được giải thích bằng quy luật cung – cầu. Trong khi yếu tố cầu phụ thuộc nhiều vào khuynh hướng đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng của nền kinh tế thì yếu tố cung lại phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng, từ đó tích lũy rủi ro gây ra nợ xấu và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái. Và trên thực tế, tăng trưởng tín dụng thường được xác định là một trong những nhân tố tác động rất lớn đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Nghiên cứu thực nghiệm của Vicente Salas và Jesús Saurina (2002) đã đưa ra kết luận rằng tăng trưởng tín dụng thường gắn liền với tỷ lệ nợ xấu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Trong một vài trường hợp, tăng trưởng tín dụng tăng nhưng lại có thể làm nợ xấu giảm nếu động lực của việc tăng tín dụng không xuất phát từ nguồn cung mà bắt nguồn từ việc tăng cầu tín dụng. Do đó, tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu 4 như sau:

Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với nợ xấu.

là tốc độ tăng trưởng kinh tế. GDP là giá trị thị trưởng của tất cả các sản phẩm được sản xuất ra trên một vùng lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Tăng trưởng GDP được tính bằng mức độ gia tăng GDP của năm sau so với năm trước và được thể hiện dưới dạng phần trăm. Trên

thực tế, biến tăng trưởng GDP đã được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu, ví dụ như: Rajiv Rajan và Sarat Chandra Dhal (2003), Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis và Vasilios L. Metaxas (2010) như đã đề cập ở chương 2. Các nghiên cứu này chứng minh rằng nền kinh tế tăng trưởng tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những khách hàng đã vay vốn của ngân hàng để đầu tư, sản xuất, từ đó góp phần cải thiện khả năng trả nợ cho ngân hàng và làm giảm rủi ro nợ xấu, điều đó cũng phù hợp với giả thuyết “Kém may mắn”. Như vậy, tác giả sẽ đặt giả thuyết 5 như sau:

Giả thuyết 5: Tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu.

là tỷ lệ lạm phát. Lạm phát được hiểu là sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế theo thời gian. Trong một nền kinh tế cụ thể, lạm phát còn là sự mất giá trị thị trường của một đồng tiền và được thể hiện dưới dạng phần trăm. Trong nghiên cứu của Vasiliki Makr, Athanasios Tsagkanos, Athanasios Bellas (2014) và nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013), tỷ lệ lạm phát đều đã được chứng minh là có tác động đến nợ xấu như được trình bày trong giả thuyết “Kém may mắn”. Nói một cách chi tiết, tỷ lệ lạm phát cao có thể dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng của vốn chủ sở hữu trong các NHTM nhưng lại dẫn đến sự tăng lên về tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể, lạm phát cao sẽ làm giảm thu nhập thực tế và làm tăng lãi suất, từ đó tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ, dẫn đến nguy cơ nợ xấu tăng cao. Do đó, tác giả lựa chọn tỷ lệ lạm phát làm biến vĩ mô thứ hai với giả thuyết:

Bảng 3: Các biến độc lập sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Mô tả Giả thuyết tƣơng ứng Dấu kỳ vọng Nợ xấu năm trước Quản lý kém (+) Khả năng sinh lời Quản lý kém (-) Vốn chủ sở hữu Rủi ro đạo đức (-) Tốc độ tăng trưởng tín dụng Chính sách tín dụng có tính chu kỳ (+)/(-) Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Kém may mắn (-) Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát Kém may mắn (+)

Chú thích: dấu (+) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc và dấu (-) thể hiện mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)