Khí hậu Thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá trữ lượng cacbon trên mặt đất bằng ảnh viễn thám radar tại khu rừng ngập mặn cần giờ thành phố hồ chí minh​ (Trang 49 - 50)

Khí hậu

Khí hậu Cần Giờ nhìn chung mang đặc tính nóng ẩm và bị chi phối của quy luật gió mùa cận Xích Đạo với hai mùa mưa, khô rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 – tháng 10.

Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. -Nhi t độ :

 Tương đối cao và ổn định

Nhiệt độ trung bình: 25 – 29oC

Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,2oC

Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 14,4oC

Số giờ nắng trung bình trong ngày từ 5-9 giờ/ ngày, số giờ nắng cao nhất vào tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 160 giờ.

-Độ ẩm

Trung bình 73 – 85%. Cao hơn các quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh từ 4 – 8%

Ẩm nhất là tháng 9: 83%

-Chế độ mư

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1,200- 1,600 mm, có khuynh hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam

Mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, dẫn đến thiếu nước trong mùa khô nhất là tháng 1- 3 là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

-Chế độ gió:

Có hai hướng gió chính trong năm

Mùa mưa: hướng gió chính là Tây - Tây Nam

Mùa khô : hướng gió chính là Bắc - Đông Bắc

Thủy Văn

Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt với mật độ dòng chảy cao từ 7-11 km/km2, nhánh sông chính Lòng Tàu là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai rộng 1300 – 1500m, sâu 10-18m; sông Soài Rạp là đoạn hạ lưu của sông Nhà Bè có lòng sông rộng 2000 – 3000m nhưng nông với độ sâu chỉ từ 6-8m; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ lưu. Diện tích sông rạch chiếm 31,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn góp phần thay đổi địa hình khu vực và thay đổi cảnh quan thực vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá trữ lượng cacbon trên mặt đất bằng ảnh viễn thám radar tại khu rừng ngập mặn cần giờ thành phố hồ chí minh​ (Trang 49 - 50)