Xây dựng bản đồ cấp trữ lượng CO2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá trữ lượng cacbon trên mặt đất bằng ảnh viễn thám radar tại khu rừng ngập mặn cần giờ thành phố hồ chí minh​ (Trang 47)

-Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng đã được đơn vị “Viện sinh thái rừng và môi trường” xây dựng của kết quả kiểm kê rừng của Thành Phố công bố tháng 12 năm 2016. Mục đich của việc dùng tư liệu này để xác định được phạm vi, diện tích của rừng, hạn chế tối đa diện tích ảnh hưởng bởi tán xạ ngược không phải rừng.

-Tác giả kết hợp phương trình tương quan giữa trữ lượng Cac bon với giá trị tán xạ ngược trên ảnh Radar xây dựng bản đồ trữ lượng CO2 trên mặt đất khu RNM Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. ị trí đị lý

Rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ nằm trong huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng 38.664 hecta.

Tọa độ địa lý: 10022’14” – 10040’09” vĩ độ Bắc; 106046’12” – 107000’59” kinh độ Đông Ranh giới của RNM Cần Giờ:

-Phía Bắc: giáp với huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh; -Phía Nam: giáp với Biển Đông;

-Phía Tây: giáp với tỉnh Long An và Tiền Giang;

-Phía Đông: giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

3.1. . Đị hình

RNM Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa sông ven biển sông Đồng Nai. Đây là vùng có địa hình trũng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông và nền đất được hình thành bởi các quá trình tương tác sông biển. Nhìn chung RNM Cần Giờ có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở khu vực trung tâm do được hình thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển địa hình nổi cao do được cấu tạo từ giồng cát biển cổ, vùng ven sông địa hình cũng được nâng cao do được hình thành từ các đê sông. Độ cao dao động của RNM trong khoảng 0,0 – 1,5 m và được chia thành 5 dạng địa hình chính, như sau:

Dạng địa hình Cao độ (m)

Ngập hai lần trong ngày: 0,0 – 0,2 Ngập một lần trong ngày: 0,2 – 0,5 Ngập theo chu kỳ tháng: 0,5 – 1,0 Ngập theo chu kỳ năm: 1,0 – 1,5 Ngập theo chu kỳ nhiều năm: > 1,5

Từ những dạng địa hình khác nhau nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý – hóa trong đất cũng khác nhau dẫn đến việc phân bố các loài cây cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ.

3.1.3.Thổ nhưỡng

RNM phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông Sài Gòn và Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất. Đất hình thành tại Cần Giờ được tạo ra bởi tổng hợp các quá trình lắng tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. Có 4 loại đất cơ bản tại đây là: đất mặn, đất mặn phèn ít, đất mặn phèn nhiều, đất cát mịn có pha rất ít bùn ven biển. Trong đó, chiếm diện tích lớn nhất là loại đất phèn tiềm tàng.

3.1.4. Khí hậu - Thủy văn

Khí hậu

Khí hậu Cần Giờ nhìn chung mang đặc tính nóng ẩm và bị chi phối của quy luật gió mùa cận Xích Đạo với hai mùa mưa, khô rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 – tháng 10.

Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. -Nhi t độ :

 Tương đối cao và ổn định

Nhiệt độ trung bình: 25 – 29oC

Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,2oC

Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 14,4oC

Số giờ nắng trung bình trong ngày từ 5-9 giờ/ ngày, số giờ nắng cao nhất vào tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 160 giờ.

-Độ ẩm

Trung bình 73 – 85%. Cao hơn các quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh từ 4 – 8%

Ẩm nhất là tháng 9: 83%

-Chế độ mư

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1,200- 1,600 mm, có khuynh hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam

Mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, dẫn đến thiếu nước trong mùa khô nhất là tháng 1- 3 là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

-Chế độ gió:

Có hai hướng gió chính trong năm

Mùa mưa: hướng gió chính là Tây - Tây Nam

Mùa khô : hướng gió chính là Bắc - Đông Bắc

Thủy Văn

Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt với mật độ dòng chảy cao từ 7-11 km/km2, nhánh sông chính Lòng Tàu là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai rộng 1300 – 1500m, sâu 10-18m; sông Soài Rạp là đoạn hạ lưu của sông Nhà Bè có lòng sông rộng 2000 – 3000m nhưng nông với độ sâu chỉ từ 6-8m; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các sông phụ lưu. Diện tích sông rạch chiếm 31,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn góp phần thay đổi địa hình khu vực và thay đổi cảnh quan thực vật.

3.1.5. Chế độ thủy triều

RNM Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều, hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau rất xa.

Biên độ triều trong RNM từ 4 – 4,2m thuộc vào loại cao nhất ở Việt Nam có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên lên phía Bắc vì phía Nam giáp Biển Đông. Thời gian có biên độ triều lớn nhất từ tháng 8 đến tháng Giêng với biên độ từ 3,6 – 4,2m ở phía Nam và từ 2,8 – 3,3 ở phía Bắc.

Các tháng có đỉnh triều cực đại: tháng 10 và 11, thấp nhất là tháng 4 và 5. Theo âm lịch, vào các ngày 29,30,1,2,3 và các ngày 14,15,16,17,18 mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ RNM Cần Giờ. Hai ngày có triều thấp nhất ngày 8 và 25

3.1.6. H sinh thái

Hệ sinh thái rừng Cần Giờ có 700 loài động vật thủy sinh, 137 loài cá, hơn 40 loài động vật có xương sống, khoảng 130 loài chim đang sinh sống. Nhiều loài chim thú quý trở lại và tăng đàn rất nhanh. Tại tiểu khu 21 có đàn khỉ đuôi dài trên 1.000 con, tại tiểu khu 15 đàn dơi nghệ khoảng 500 con, và sân chim Vàm Sát( Lý Nhơn) có khoảng 2.000 con thuộc 26 loài. Heo rừng, mèo rừng, chồn, rái cá, trăn, rắn và nhiều loài thú khác có mặt khắp các gò đất cao trong RNM Cần Giờ.

Về thực vật, so với các nước Đông Nam Á, hầu hết các loài thực vật chủ yếu của RNM đều có mặt ở rừng Cần Giờ. Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2007) ghi nhận RNM Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ; trong đó, các họ có nhiều loài nhất gồm: họ Cúc (Asteraceae) 8 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) 9 loài, họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài, họ Cói (Cyperaceae) 20 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài, họ Đậu (Fabaceae) 29 loài. Số lượng loài, họ thực vật có khác nhau qua một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, cụ thể Nguyễn Bội Quỳnh (1997) xác định rừng Cần Giờ có 188 loài thực vật; trong đó, có 31 loài ngập mặn chủ yếu, 36 loài tham gia RNM, 127 loài nhập cư gặp ở nơi đất cao không ngập triều hoặc ít ngập, ven đường hay trồng ở nhà dân. Theo Viên Ngọc Nam và cộng sự (1993), Cần Giờ có 35 loài cây ngập mặn thực sự thuộc 17 họ, 29 loài chịu mặn thuộc 20 họ, 53 loài cây gia nhập và đất cao thuộc 33 họ.

Nguyễn Thị Nữ Trinh (2007) cho biết, tiểu khu 1 có 21 loài thuộc 12 họ, theo phân tích định lượng, cao nhất là Ô rô( hoa tím ), kế đến Mắm đen, Dà quánh, Đước đôi… Tiểu khu 2, có 23 loài thuộc 13 họ, xếp thứ tự cao nhất là Ô rô (hoa tím), Dà quánh, Đước đôi, Mắm đen, Mắm trắng. Tiểu khu 3, có 23 loài, thuộc 15 họ; trong đó Dà quánh có chỉ số quan trọng cao nhất, kế đến Ô rô, Đước đôi, Chà là biển và Mắm trắng. Tiểu khu 9, có 17 loài, thuộc 11 họ; thứ tự quan trọng lần lượt là Ô rô

loài thuộc 12 họ; trong đó Đước đôi có chỉ số quan trọng cao nhất, kế đến là Mắm trắng, Ô rô, Dà quánh, Bần trắng và Giá. Trong 5 tiểu khu nói trên và toàn thể RNM Cần Giờ có 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (1996) là Đước đôi (Rhizophora apiculata), Quao nước (Dolichandrone spathacea) và Cóc đỏ (Luminitzera littorea). Một số loài mới được phát hiện trong vài năm gần đây như là Ráng đại thanh (A.speciosum), Đước lai (Rhizophora & Lamarckii) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea).

So với hệ sinh thái RNM ở các địa phương khác của Việt Nam, hoặc so với các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippine, Singapore, Campuchia… thì số lượng loài ở Cần Giờ tương đương hay nhiều hơn. Điều này cho thấy, hệ sinh thái RNM Cần Giờ, trong đó có hệ thực vật sau hơn 30 năm khôi phục và phát triển không những đạt về diện tích, mà còn phong phú hơn về chủng loài so với thời kỳ trước chiến tranh.

3.2 Điều kiện Kinh tế – Xã hội

Huyện Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên hơn 70.435,68 ha chiếm gần 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó rừng và đất rừng chiếm 54%. Dân số Cần Giờ tính đến năm 2015 là 70.697 người (điều tra dân số 1/4/2015), mật độ 100 người/km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố). Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%. Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hằng năm của huyện là 2,16 %.

Về hành chính, huyện được chia làm 06 xã và 01 thị trấn gồm: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh. Cần Giờ là một huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, có trình độ dân trí thấp nhất thành phố, dân cư chủ yếu tập trung ở vùng cao.

Kinh tế chủ yếu của huyện là ngư nghiệp (khai thác và nuôi trồng thủy sản), nông nghiệp, diêm nghiệp (làm muối) và lâm nghiệp (trồng và bảo vệ rừng). Thế mạnh của huyện được xác định là rừng và biển để phát triển kinh tế thủy sản và du lịch sinh thái.

Cơ sở hạ tầng: Năm 2002, Cần Giờ chính thức hòa vào mạng lưới điện lưới quốc gia, hệ thống điện liên xã được đầu tư xây dựng. Riêng xã đảo Thạnh An phải sử dụng điện năng lượng mặt trời và máy phát điện.

Hệ thống nƣớc: trên toàn huyện không có mạch nước ngọt, nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân được vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đồng Nai, mùa mưa nguời dân hứng nước mưa để sinh hoạt.

Giao thông: Tuyến đường giao thông chính là đường Rừng Sác, tuyến đường huyết mạch nối Cần Giờ với các quận huyện khác trong thành phố. Hệ thống đường bộ liên xã tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực khác trong huyện phải đi bằng đường thủy như đảo Thạnh An, Thiềng Liềng.

Giáo dục: Trình độ dân trí thấp. Toàn huyện có 8 trường mẫu giáo, 7 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở và 2 trường phổ thông trung học. Theo hướng phát triển, huyện dự tính sẽ xây dựng một trường Đại Học với quy mô 5.000 sinh viên nằm trên diện tích trung tâm của huyện .

Y tế: toàn huyện có bệnh viện huyện Cần Giờ tại thị trấn Cần Thạnh và trung tâm y tế Bình Khánh tại xã Bình Khánh. Nhìn chung, cuộc sống nơi đây còn khá thiếu thốn và hạn chế nhiều về lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh.

Khu công cộng: có công viên với tổng diện tích là 4.500 m2, nhà văn hóa có 18 nhân viên làm việc. Bên cạnh đó là các khu du lịch: Lâm Viên, Bãi Biển 30-4, Hòn Ngọc Phương Nam và Vàm Sát hoạt độnh khá sôi nổi.

CHƢƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hiện trạng rừng tại huyện Cần Giờ

Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

+ Đất có rừng : là loại đất chiếm đến 48,15 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện với diện tích 32.451,02 ha. Bao gồm: Rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Đất rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ 20 % với diện tích đất có rừng 13.497,64 ha. - Diện tích đất rừng trồng chiếm tỷ lệ 28,15 % với diện tích đất có rừng 18.953,38 ha.

Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ nằm toàn bộ trên lập địa đất ngập mặn.

+ Đất chư có rừng :

Diện tích đất chưa có rừng của Huyện bao gồm: Đất có rừng trồng chưa thành rừng, đất trống có cây gỗ tái sinh, đất trống không có cây gỗ tái sinh, đất sản xuất muối của hộ gia đình, đất khác trong lâm nghiệp với diện tích 2.286,66 ha chiếm 3,25 % diện tích đất tự nhiên của xã.

* Nhận xét:

Từ các đặc điểm trên cho được tiềm năng nguồn lợi từ sinh thái và kinh tế RNM của huyện Cần Giờ nói riêng và Thành phố Hố Chí Minh nói chung.Trong đó

32.451,02 ha là diện tích rừng phòng hộ môi trường có ý nghĩa quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảng 4.1: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP Huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Tổng diện tích Diện tích trong quy hoạch Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Rừng ngoài đất quy hoạch L.N Cộng Vƣờn quốc gia Khu bảo tồn thiên nhiên Khu rừng nghiên cứu Khu bảo vệ cảnh quan

Cộng nguồn Đầu Chắn gió, cát Chắn sóng Bảo vệ môi trƣờng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) TỔNG 36.204,29 34.672,79 - - - - - 34.672,79 - - - 34.672,79 - 1.531,50 I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 33.917,63 32.451,02 - - - - - 32.451,02 - - - 32.451,02 - 1.466,61 1. Rừng tự nhiên 1110 14.083,63 13.497,64 - - - - - 13.497,64 - - - 13.497,64 - 585,99 - Rừng nguyên sinh 1111 - - - - - - - - - - - - - - - Rừng thứ sinh 1112 14.083,63 13.497,64 - - - - - 13.497,64 - - - 13.497,64 - 585,99 2. Rừng trồng 1120 19.834,00 18.953,38 - - - - - 18.953,38 - - - 18.953,38 - 880,62 - Trồng mới trên đất chưa có

rừng 1121 22,75 - - - - - - - - - - - - 22,75

- Trồng lại trên đất đã có

rừng 1122 19.805,23 18.953,38 - - - - - 18.953,38 - - - 18.953,38 - 851,85

- Tái sinh chồi từ rừng trồng 1123 6,02 - - - - - - - - - - - - 6,02

II. RỪNG PHÂN THEO

ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 33.917,63 32.451,02 - - - - - 32.451,02 - - - 32.451,02 - 1.466,61 1. Rừng trên núi đất 1210 161,54 150,10 - - - - - 150,10 - - - 150,10 - 11,44

2. Rừng trên núi đá 1220 5,17 5,17 - - - - - 5,17 - - - 5,17 - -

3. Rừng trên đất ngập nƣớc 1230 33.726,26 32.292,51 - - - - - 32.292,51 - - - 32.292,51 - 1.433,75

- Rừng ngập mặn 1231 33.726,26 32.292,51 - - - - - 32.292,51 - - - 32.292,51 - 1.433,75

Phân loại rừng Tổng diện tích Diện tích trong quy hoạch Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Rừng ngoài đất quy hoạch L.N Cộng Vƣờn quốc gia Khu bảo tồn thiên nhiên Khu rừng nghiên cứu Khu bảo vệ cảnh quan

Cộng nguồn Đầu Chắn gió, cát Chắn sóng Bảo vệ môi trƣờng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)

III. RỪNG TN PHÂN THEO

LOÀI CÂY 1300 14.083,63 13.497,64 - - - - - 13.497,64 - - - 13.497,64 - 585,99 1. Rừng gỗ 1310 14.083,63 13.497,64 - - - - - 13.497,64 - - - 13.497,64 - 585,99 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 14.083,63 13.497,64 - - - - - 13.497,64 - - - 13.497,64 - 585,99 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ LƢỢNG 1400 14.083,63 13.497,64 - - - - - 13.497,64 - - - 13.497,64 - 585,99 1. Rừng nghèo 1430 5.255,53 5.228,83 - - - - - 5.228,83 - - - 5.228,83 - 26,70 2. Rừng nghèo kiệt 1440 8.828,10 8.268,81 - - - - - 8.268,81 - - - 8.268,81 - 559,29 3. Rừng chƣa có trữ lƣợng 1450 - - - - - - - - - - - - - - V. ĐẤT CHƢA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000 2.286,66 2.221,77 - - - - - 2.221,77 - - - 2.221,77 - 64,89 1. Đất có rừng trồng chƣa thành rừng 2010 64,89 - - - - - - - - - - - - 64,89

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020 113,11 113,11 - - - - - 113,11 - - - 113,11 - -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá trữ lượng cacbon trên mặt đất bằng ảnh viễn thám radar tại khu rừng ngập mặn cần giờ thành phố hồ chí minh​ (Trang 47)