Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề Các Đặc Trưng Của Âm Vật Lí 12 Theo Định Hướng Stem Nhằm Phát Triển Năng Lực Giải Quyết Vấn Đề Của Học Sinh​ (Trang 82 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ theo nhóm

Bảng 3.9. Kết quả phân tích từng biểu hiện năng lực GQVĐ trên nhóm

Biểu hiện Nhóm đạt được %

B1. Tìm hiểu tình huống vấn đề 4 100%

B2. Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu 4 100%

B3. Phát biểu vấn đề 4 100%

B4. Diễn đạt lại tình huống bằng ngôn ngữ của chính mình 4 100%

B5. Tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề 4 100%

B6. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề 4 100%

B7. Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp 4 100%

B8. Thực hiện giải pháp 4 100%

B9. Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay

trong quá trình thực hiện 1 25%

B10. Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh

phát hiện vấn đề mới 3 75%

Qua phân tích trên thì 100% HS đều hào hứng tiếp nhận vấn đề và tìm cách giải quyết được vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vấn đề có một nhóm biểu hiện nổi trội hơn các nhóm khác(nhóm 1) nên sản phẩm tạo ra có khả năng chống tiếng ồn tốt nhất, còn các nhóm khác tuy không bằng nhóm 1 nhưng đều biết cách GQVĐ và tạo ra được sản phảm theo yêu cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, việc dạy học chủ đề theo định hướng STEM cho HS lớp 12 trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn, thông qua việc quan sát học sinh và dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của các nhóm học sinh, kết hợp với việc phân tích các chỉ số hành vi của năng lưch GQVĐ mà học sinh đã đạt được trong quá trình học tập tôi nhận thấy:

Việc tổ chức cho học sinh được tìm tòi, phát hiện kiến thức thông qua các nhiệm vụ học tập được giao, HS được đặt vấn đề, trình bày đề xuất các ý kiến chủ quan, dó đó HS được làm chủ kiến thức. Đồng thời với việc giải quyết các vấn đề trong nhiệm vụ học tập được giao, HS đã phát triển được năng lực giải quyết vấn đề, đã phát huy được tối đa các năng lực của mình trong quá trình học tập đúng như mục tiêu của các kế hoạch dạy học đề ra.

Việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM tạo điều kiện cho HS được phát triển một cách toàn diện hơn. Việc chủ động tìm tòi khám phá kiến thức và thực hành chế tạo các sản phẩm học tập giúp HS tự hình thành và phát triển năng lực cho chính bản thân mình.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt kết quả nhiên cứu sau đây:

Phân tích cơ sở lý thuyết cho đề tài: nghiên cứu lý thuyết về giáo dục STEM, lý thuyết về dạy học phát triển năng lực, lý thuyết về năng lực giải quyết vấn đề và các phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.

Xây dựng chủ đề giáo dục STEM “Các đặc trưng của âm”. Phân tích các nội dung kiến thức trong chủ đề, thiết kế được kế hoạch dạy học theo mục tiêu của đề tài.

Tổ chức hoạt động học chủ đề “Các đặc trưng của âm” cho học sinh lớp 12 trường THPT Việt Bắc. Qua đó bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã xây dựng, kết quả thu được sau thực nghiệm cho thấy sự hứng thú của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập và thúc đẩy phát triển được năng lực của học sinh trong đó nổi bật là năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM tạo điều kiện cho HS được phát triển một cách toàn diện hơn.

Tuy nhiên thời gian thực nghiệm chủ đề chưa nhiều, quy mô thực nghiệm còn nhỏ và trong một khoảng thời gian ngắn nên GV còn chưa phân tích sâu vấn đề nên HS chưa đưa ra được những nhận định mang tính khái quát và việc trình bày báo cáo còn nhiều mặt hạn chế.

Một số đề xuất:

- Tiến hành thực nghiệm với quy mô lớn hơn.

- Tiếp tục xây dựng thêm các chủ đề STEM khác để phục vụ cho việc dạy học theo hướng phát triển năng lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tập huấn xây dựng các chủ đề STEM của bộ GD&ĐT - chương trình giáo dục trung học 2.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Định hướng Giáo dục STEM ở trường phổ thông, Tài liệu tập huấn.

3. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề STEM cho học

sinh THCS và THPT, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

4. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 25-29

5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí - (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên - Tưởng Duy Hải - Phạm Xuân Quế - Dương Xuân Quý (2019), Dạy học phát triển năng lực môn Vật Lí trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

7. Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên) - Đặng Xuân Cương - Trịnh Thị Anh Hoa - Nguyễn Thị Hồng Vân (2016). Phương pháp, kĩ thuật xây

dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề. NXB Giáo

dục Việt Nam.

8. Tài liệu tập huấn định hướng thực hiện giáo dực STEM trong nhà trường của Tỉnh Lạng Sơn này 21, 22 tháng 9 năm 2019

9. Hoàng Phước Muội, Nguyễn Thanh Nga (2017), Tổ chức dạy học một số kiến thức

chương động lực học chất điểm vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM, Kỷ yếu

Hội thảo khoa học giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học Sư Phạm, TP HCM.

10. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2017 11. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên), Phạm Quý Tu (chủ biên), Lương Tất Đạt - Lê

Chân Hùng - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Đình Thiết - Bùi Trọng Tuân - Lê Trọng Tường (Tái bản lần thứ nhất), SGK vật lí 12 nâng cao.

12. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi - Tô Giang - Trần Chí Minh - Vũ Quang - Bùi Gia Thịnh (Tái bản lần thứ mười), SGK vật lí 12 cơ bản.

13. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi - Tô Giang - Trần Chí Minh - Vũ Quang - Bùi Gia Thịnh , Sách giáo viên vật lí 12 cơ bản.

14. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên), Phạm Quý Tu (chủ biên), Lương Tất Đạt - Lê Chân Hùng - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Đình Thiết - Bùi Trọng Tuân - Lê Trọng Tường, Sách giáo viên vật lí 12 nâng cao.

15. https://bigschool.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-5-pham-chat-va-10- nang-luc-cua-hoc-sinh

16. Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH của Thủ tướng chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 2020

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các phiếu hỏi giáo viên và học sinh Phụ lục 1.1: PHIẾU HỎI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới và tổ chức giáo dục và dạy học theo hướng giáo dục STEM đã và đang được lựa chọn như một con đường để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta trong giai đoạn tới. Để có những thông tin về dạy học STEM, chúng tôi mong nhận được ý kiến của Thầy/ Cô về một số vấn đề dưới đây. Những thông tin này chỉ để dùng vào mục đích nghiên cứu. Xin Thầy/Cô trả lời các câu hỏi theo đúng suy nghĩ của bản thân. Trân trọng cảm ơn sự

hợp tác của Quý Thầy/Cô!

PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN.

Họ và tên: (có thể không ghi)....Tuổi:... Chức vụ: Giáo viên Tổ trưởng bộ môn 

Đang dạy môn:... Trường: ...

Trình độ được đào tạo: Cao đẳng  Đại học Trên đại họcChuyên ngành được đào tạo:...

Số năm tham gia giảng dạy:……...……...

PHẦN II. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN MÔN

Câu 1. Theo Thầy/Cô, dạy học STEM là gì? (Đánh dấu x vào cột phù hợp nhất)

TT Nội dung Mức độ Đồng ý Không đồng ý

1 Là thực hiện những đề tài nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau. 2 Là giải quyết những vấn đề thông qua nhiều môn học.

3 Là xem xét một vấn đề từ nhiều lĩnh vực, môn học khác nhau. 4 Là liên kết nhiều môn học lại với nhau.

5 Là thiết lập mối liên hệ giữa tri thức từ các môn học, lĩnh vực khác nhau. 6 Là liên hệ các kiến thức thực tế vào bài học.

7 Là tiến hành dạy học theo dự án tổng hợp nhiều lĩnh vực

Câu 2.Theo Thầy/Cô, dạy học STEM có ích lợi gì? (Hãy đánh dấu vào cột tương ứng) TT Những ích lợi Mức độ Đồng ý Không đồng ý

1 Làm cho quá trình học tập trở nên có ý nghĩa và có tính mục đích 2 Giúp HS phân biệt được cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. 3 Dạy HS cách vận dụng tri thức vào các tình huống khác nhau. 4 Giúp HS xác lập mối liên hệ giữa các tri thức, kĩ năng.

5 Làm cho kiến thức được học gắn với thực tiễn

6 Ích lợi khác (đề nghị xin ghi rõ)...

Câu 3. Thầy/Cô đã vận dụng quan điểm dạy học theo định hướng STEM vào công tác dạy học của bản thân mình chưa?

Đã vận dụng  Có dự định vận dụng trong thời gian tới  Chưa vận dụng 

Nếu Thầy/Cô đã vận dụng sẽ tiếp tục trả lời các câu 4-9.

Nếu Thầy/Cô chưa vận dụng xin tiếp tục trả lời Câu 10

Câu 4. Thầy/Cô đã vận dụng theo cách nào dưới đây? (Hãy đánh dấu vào cột tương ứng) TT Nội dung Mức độ Hầu hết các bài Nửa số bài dạy Một vài bài Không bao giờ

1 Tích hợp nội dung của các môn học khác nhau vào các tình huống phải giải quyết

2 Tích hợp nội dung của một bài vào một vấn đề trong thực tế 3 Cùng GV môn khác tích hợp vào dự án chung

4 Khác………

Câu 5. Thầy/ Cô sử dụng phương pháp dạy học nào trong việc tổ chức dạy học STEM

Phương pháp dạy học theo dự án: 

Phương pháp dạy học theo chủ đề: 

Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: 

Phương pháp dạy học theo hợp đồng: 

Phương pháp dạy học khác (kể tên nếu có): ………

Câu 6. Thầy/Cô sử dụng hình thức tổ chức dạy học nào trong việc triển khai tổ chức dạy học STEM

……….. ………...……..

Câu 7. Thầy/Cô sử phương pháp kiểm tra đánh giá nào trong khi tổ chức dạy học STEM các nội dung đã biên soạn?

……… ………..……...

Câu 8. Thầy/Cô đã gặp những khó khăn gì khi thực hiện dạy học STEM?

... ………...

Phụ lục 1.2: PHIẾU ĐIỀU TRA LẤY Ý KIẾN HỌC SINH

Họ và tên:... Lớp:...Trường:...

Xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. Xin cảm ơn em!

Câu hỏi 1: Thầy cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua trình

giảng bài mới không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 2: Thầy cô có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có

vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng: C. Không bao giờ

Câu hỏi 3: Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm mối liên

hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 4: Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn

đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 5: Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các

em không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 6: Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được

vào trong đời sống hàng ngày của các em không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 7: Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến

thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 8: Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em

các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 9: Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 10: Trong các bài kiểm tra,thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi /bài

tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Câu hỏi 11: Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng thực

tiễn có liên quan đến bài học không:

A. Thích B. Bình thường C. Không thích

Câu hỏi 12: Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực

tiễn không?

A. Thích B. Bình thường C. Không thích

Câu hỏi 13: Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của hóa học vào

cuộc sống không?

Phụ lục 2. Bài kiểm tra chủ đề

Phụ lục 2.1: BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Câu 1: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng A. từ 0dB đến 1000dB. B. từ 10dB đến 100dB.

C. từ 0B đến 13dB. D. từ 0dB đến 130dB.

Câu 2: Hộp cộng hưởng có tác dụng

A. làm tăng tần số của âm. B. làm giảm bớt cường độ âm. C. làm tăng cường độ của âm. D. làm giảm độ cao của âm.

Câu 3: Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn ghi ta phát ra thì A. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.

B. tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản. C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2. D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ âm bậc 2.

Câu 4: Sự phân biệt âm thanh với hạ âm và siêu âm dựa trên A. bản chất vật lí của chúng khác nhau.

B. bước sóng và biên độ dao động của chúng. C. khả năng cảm thụ sóng cơ của tai người. D. một lí do khác.

Câu 5: Ở các rạp hát người ta thường ốp tường bằng các tấm nhung, dạ. Người ta làm như vậy để làm gì ?

A. Để âm được to.

B. Nhung, dạ phản xạ trung thực âm đi đến nên dùng để phản xạ đến tai người được trung thực.

C. Để âm phản xạ thu được là những âm êm tai. D. Để giảm phản xạ âm.

Câu 6: Khi cường độ âm tăng gấp 10 lần thì mức cường độ âm tăng 10 dB. Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng

A. 20dB. B. 50dB. C. 100dB. D. 10000dB.

cường độ âm chuẩn là I0 =10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A.50dB. B. 60dB. C. 70dB. D. 80dB.

Câu 8: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 0,1 nW/m2. Cường độ của âm đó tại A là

A.0,1nW/m2. B. 0,1mW/m2. C. 0,1W/m2. D. 0,1GW/m2.

Câu 9: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là

A.10. B. 102. C. 103. D. 104.

Câu 10: Một người gõ một nhát búa trên đường ray và cách đó 528m, một người áp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề Các Đặc Trưng Của Âm Vật Lí 12 Theo Định Hướng Stem Nhằm Phát Triển Năng Lực Giải Quyết Vấn Đề Của Học Sinh​ (Trang 82 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)