Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ ở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương

trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

2.6.1. Một số kết quả đạt được

Phân tích thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho thấy đã đạt được một số kết quả sau:

- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hoạt động hướng nghiệp đã được triển khai cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở với những nội dung, phương thức khác nhau và được đánh giá bằng các phương pháp đa dạng.

- Trong việc lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở đã xác định mục tiêu, nội dung, phương thức, các chủ thể tham gia và các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động này. Kế hoạch cũng đã được tổ chức thực hiện khi Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia hoạt động hướng nghiệp và xác lập cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực để đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Việc chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp cũng đã được quan tâm ở mức độ nhất định như chỉ đạo thực hiện các nội dung hướng nghiệp, chỉ đánh giá kết quả giáo dục học sinh trong hoạt động hướng nghiệp, chỉ đạo lựa chọn phương thức hướng nghiệp. Kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp đã tập trung vào việc kiểm tra thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện nội dung, phương thức hướng nghiệp...

Nhìn chung, quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang đã hướng đến chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển dần và thích ứng nhanh của đội ngũ làm công tác hướng nghiệp khi hoạt động hướng nghiệp với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực thi ở các trường phổ thông.

2.6.2. Hạn chế

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở cho thấy hoạt động này nhìn chung còn nhiều hạn chế. Về cơ bản, hoạt động hướng nghiệp vẫn được thực hiện theo chương trình hiện hành, chỉ dành cho học sinh khối lớp 9 với các phương thức thực hiện thiên về lý thuyết, mang tính chất lồng ghép với thời lượng hạn chế. Vì thế, hoạt động này còn mang tính hình thức, không giúp người học hiểu về các phẩm chất, năng lực của bản thân và đánh giá sự phù hợp của chúng với yêu cầu của các ngành, nghề trong xã hội nên ít có tác dụng đối với việc hình thành ở người học năng lực định hướng nghề nghiệp. Nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn khá mơ hồ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện hoạt động này của họ ở nhà trường, từ việc thực hiện các nội dung hướng nghiệp đến việc đánh giá kết quả giáo dục cho học sinh.

Những hạn chế tương tự cũng được chỉ ra bởi kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các cán bộ quản lý, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường chưa chủ động trong việc xác định mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình

giáo dục phổ thông mới cũng như các nội dung, phương thức, nguồn lực cần có để thực hiện hoạt động này. Tương tự như vậy, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện cũng còn nhiều yếu kém ở các nội dung, từ thành lập Ban hướng nghiệp, phân công nhiệm vụ, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động hướng nghiệp. Kiểm tra đánh giá hoạt động này cũng còn mang tính hình thức, làm theo hướng dẫn của chương trình cũ mà không hướng tới sự đổi mới, đi vào thực chất để có thể hình thành ở người học năng lực định hướng nghề nghiệp.

2.6.3. Nguyên nhân

- Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn hạn chế. Sức ỳ lớn và tâm lý ngại thay đổi khiến cho các nhà trường vẫn thực hiện hướng nghiệp theo chương trình cũ, chỉ dành cho học sinh khối 9 với thời lượng ít ỏi, không giúp cho người học hiểu về các ngành nghề trong xã hội và yêu cầu của chúng đối với các phẩm chất, năng lực của con người...

- Do hạn chế về trình độ, năng lực của một số ít đội ngũ cán bộ quản lý trong quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp còn nhiều bất cập.

- Chương trình hiện hành còn nặng về kiến thức, hạn chế về thời gian để nhà trường có thể thực hiện linh hoạt các hoạt động giáo dục khác

- Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn để thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho giáo dục hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của các trường chưa thực hiện có hiệu quả, các nhà trường cũng chưa chú ý đến khai thác thế mạnh ở địa phương, tạo cơ hội cho học sinh được đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng trong phạm vi nhận thức của mình.

- Nguồn tài chính phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp còn phụ thuộc vào ngân sách được cấp. Cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp còn chưa được trang bị đầy đủ nhất là cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho tư vấn hướng nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho thấy:

- Về cơ bản, các cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, đội ngũ này vẫn chưa phân biệt được mục tiêu của hướng nghiệp với việc dạy nghề cho học sinh trong nhà trường.

- Hoạt động hướng nghiệp đã được triển khai cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở với những nội dung, phương thức khác nhau và được đánh giá bằng các phương pháp đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn được thực hiện theo chương trình cũ, mang tính hình thức, chỉ dành cho học sinh khối 9 với thời lượng ít ỏi và các phương thức thực hiện thiên về lý thuyết, không hấp dẫn và ít có tác dụng đối với người học.

- Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện bởi Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, trong đó mục tiêu, nội dung, phương thức, các chủ thể tham gia và các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động này được xác định. Tuy nhiên, kế hoạch này không được xây dựng riêng mà được trao đổi trong các cuộc họp đầu năm của nhà trường. Nội dung của công tác lập kế hoạch được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Kết quả đánh giá tương tự dành cho các nội dung khác của công tác quản lý hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở, bao gồm cả việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Những hạn chế này đã ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố này đều được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở.

Kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2 là căn cứ để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG THEO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đồng bộ là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở. Theo nguyên tắc này, các biện pháp triển khai đều được quan tâm, đầu tư và thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Nhưng từng giai đoạn có sự ưu tiên và đầu tư những biện pháp cụ thể, cũng như việc vận hành chúng phải logic, khoa học và đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, gồm các biện pháp về cơ chế quản lý, vai trò, chức năng quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc thực tiễn cũng được áp dụng trong việc triển khai quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới, căn cứ vào tình hình thực tiễn phải phù hợp với mục tiêu hoạt động hướng nghiệp, với môi trường sư phạm, đồng thời nhằm khắc phục hạn chế trong thực trạng hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang. Các biện pháp đưa ra dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường về nguồn lực, các quy chế, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Các chính sách của trung ương và địa phương đối với người dạy, người học đáp ứng với yêu cầu cho quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cấp Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiện nay, nguyên tắc chất lượng và hiệu quả vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại của một đơn vị và của hệ thống giáo dục nói chung. Việc quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo học sinh một cách toàn diện, định hướng tương lai cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông đồng thời phân loại học sinh phù hợp với phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, nguyên tắc này luôn được đề cao trong quá trình xây dựng các biện pháp triển khai để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc kế thừa và phát triển là dựa trên những yếu tố hiện có trong và ngoài nước về lĩnh vực hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cấp Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên cơ sở “Cái mới ra đời không phải phủ định toàn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định cái lỗi thời lạc hậu một cách biện chứng, nó sẽ kế thừa và phát triển những tinh hoa để nâng cao hơn một bước về chất”. Đổi mới quản lý hoạt động hướng nghiệp, nhà trường nên quan tâm về tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý cho phù hợp với quan điểm tiếp cận. Đổi mới quản lý hoạt động hướng nghiệp, xây dựng những quy chế, quy định của từng thành viên trong tổ chức dựa trên những quy định sẵn có và tăng thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý, xây dựng quy trình đánh giá chất lượng và tổ chức cải tiến liên tục, điều chỉnh thường xuyên công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. Tăng cường thời lượng giảng dạy, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động hướng nghiệp định kỳ và đột xuất.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Việc xây dựng mô hình quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên cơ sở của Luật Giáo dục và những văn bản quy phạm của Bộ Giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể của nhà trường về khả năng về tài chính, về tổ chức, về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm, các tổ chức quản lý, rèn luyện học viên để bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi. Các biện pháp đưa ra vừa sát thực tế vừa có tính khả thi cao.

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu của hoạt động này ở trường Trung học cơ sở, từ đó tổ chức tốt hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở tiến hành những công việc sau:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các buổi học Nghị quyết để cán bộ quản lý và giáo viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở

+ Cử cán bộ, giáo viên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn chú trọng đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn, vừa để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, vừa để quá trình dịch chuyển sang hoạt động này diễn ra được thuận lợi khi chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được thực hiện

+ Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tích cực chủ động học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó có chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của theo nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI; Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp năm 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan đến tổ chức và thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình này.

+ Hiệu trưởng nhà trường thông tin cho cán bộ quản lý và giáo viên về các mục tiêu quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở, giúp họ thấy được vị trí, vai trò của người giáo viên đối với việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ cán bộ quản lí đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ ở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 67)