Vấn đề thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ điều khiển tối ưu LQG cho hệ giảm chấn tích cực có sử dụng bộ lọc biến trạng thái (Trang 64 - 65)

Mô hình hệ thống giảm chấn tích cực đang được xây dựng tại bộ môn Đo lường – Điều khiển, Khoa Điện Tử như hình 3.28:

Phần tử tạo ra lực để dập tắt dao động trong hệ giảm chấn chính là động cơ LBM, tuy nhiên trong thực tế các động cơ LBM đang bán trên thị trường chưa phù hợp với hệ giảm chấn đang nghiên cứu vì: Tần số hoạt động thấp hơn yêu cầu, công suất động cơ thường nhỏ, dẫn đến lực sinh ra nhỏ không đủ dập tắt dao động. Các động cơ LBM có công suất lớn có giá thành cao (http://www.linmot.com/products/linear-motors).

Việc thiết kế động cơ LBM cũng gặp nhiều khó khăn như: cần thiết kế chuyển động cơ khí chính xác, nam châm roto là nam châm có độ cường độ từ thông cao và có khả năng chống bão hoà từ… Các khó khăn kể trên dẫn đến việc thiết kế động cơ LBM thủ công không khả thi.

Động cơ tạo nhiễu Vị trí LBM uyến tính LBM Lò xo giảm chấn Khối treo Phần tử có đặc tính lò xo

Khối thân trên Cảm biến đo xs

Cảm biến đo xus

Hình 3. 27 Mô hình hệ giảm chấn tích cực tại phòng thí nghiệm

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3. 28Hình ảnh stato và roto của động cơ LBM

Từ những lý do trên, mô hình thí nghiệm hệ giảm chấn tích cực chưa được hoàn thiện, tác giả đang cố gắng khắc phục thay động cơ LBM bằng các động cơ thông dụng và sử dụng phần cơ khí để chuyển đổi chuyển động. Khi đó, chuyển động quay qua cơ cấu cơ khí chuyển thành chuyển động tịnh tiến. Do tồn tại khâu trung gian, nên gây ra sự sai số và phi tuyến trong quá trình điều khiển. Tác giả hy vọng sẽ khắc phục hiện tượng trên trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ điều khiển tối ưu LQG cho hệ giảm chấn tích cực có sử dụng bộ lọc biến trạng thái (Trang 64 - 65)