Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn hóa học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường

trung học phổ thông

1.3.5.1. Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên

Giáo viên dạy Hóa học phải nắm vững chương trình phổ thông tổng thể và chương trình môn Hóa học ở trường THPT và những nội dung môn học liên quan như Toán, Sinh học; Vật Lý; Địa lý tự nhiên.

Giáo viên phải nắm vững mạch nội dung kiến thức của môn học và phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học để tổ chức dạy học hiệu quả.

Giáo viên phải có năng lực thiết kế chủ đề dạy học liên môn, nội môn và các chủ đề dạy học tự chọn nhằm hình thành phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất cơ bản cho học sinh.

Giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh, trình độ nhận thức của học sinh để tổ chức dạy học hiệu quả.

Giáo viên phải có năng lực thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng giáo dục STEM và dạy học phân hóa để đáp ứng chuẩn kiến thức,kỹ năng đạt được ở học sinh.

Để phát triển năng lực nhận thức hoá học, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết về Hóa học, thực tiễn; kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Giáo viên cần chú trọng tổ chức các hoạt động kết nối kiến thức mới với hệ thống kiến thức Hóa học đã học như: so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản,...

Để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học có ưu thế như: phương pháp trực quan (đặc biệt là thực hành thí nghiệm,...), phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Hóa học, dạy học theo định hướng giáo dục STEM..

Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh được đọc, tiếp cận, trình bày thông tin về những vấn đề thực tiễn cần đến kiến thức hoá học và đưa ra giải pháp. Giáo viên cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng phát hiện vấn đề; lập kế hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề.

1.3.5.2. Yêu cầu về cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm môn Hóa học ở trường trung học phổ thông

Cở sở vật chất nhà trường, thiết bị dạy học môn Hóa phải được chuẩn bị đầy đủ phục vụ cho các hoạt động thực hành, thí nghiệm của học sinh.

Nhà trường phải có sự phối hợp với các cơ sở sản xuất để tổ chức có hiệu quả chủ đề dạy học trải nghiệm Hóa học và dạy học Hóa học theo giáo dục STEM.

Có đủ các thiết bị dạy học, giáo dục giúp giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học: Phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm; Phòng học máy tính; mạng kết nối vv..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn hóa học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học phổ thông thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 32)