Giả thiết rằng thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng FC-TCR cho hệ thống điện một pha với thông số sau:
Công suất phụ tải (động cơ) PLoad=2.2KW
Điện áp định mức hiệu dụng của phụ tải: Vrms= 220V; Hệ số công suất trên nhãn động cơ: cos𝜑 = 0.7
Cấu trúc điều khiển được kiểm chứng thông qua kết quả mô phỏng hệ trên công cụ Matlab/Simulink.Với mục đích kiểm tra tính đúng đắn của hệ thống, hệ số công suất mong muốn được đặt ban đầu là 0.85, tiếp đến tăng lên 0.9 tại thời điểm 0.4s, và sau đó lại giảm xuống 0.85 ở thời điểm 0.8s. Đối với phụ tải có thông số: P = 2kW; U = 220V; Cos𝜑 =0.7; f =50Hz, thì đáp ứng
cos của hệ thống và điện áp điều khiển Udk (V) được thể hiện qua hình 4.13 và hình 4.14.
Hình 4.17: Đáp ứng cos của hệ thống
Hình 4.14. Đáp ứng điện áp điều khiển
Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng phương pháp bù CSPK kiểu FC-TCR cho chất lượng rất tốt, mặc dù khi tải thay đổi và gây ra lượng thay đổi về công suất phản kháng thì hệ thống bù vẫn duy trì được hệ số công suất bám theo hệ số công suất đặt như ở hình 4.15.
Hình 4.19 Đáp ứng cos của hệ thống (khi tải thay đổi)
Cả hai kết quả mô phỏng ở hình 4.13 và hình 4.15 chứng minh rằng đáp ứng của hệ thống là tương đối tốt mặc dù vẫn còn dao động nhưng với kết quả này cho thấy hoàn toàn có thể triển khai vào thực tế.
Hình 4.16. Xung kích mở thyristors và điện áp trên điện cảm L thuộc nhánh TCR
Hình 4.17. Xung kích mở thyristors và điện áp trên điện cảm L thuộc nhánh TCR(Khi thay đổi tải)
Xung kích mở thyristor và điện áp trên điện cảm thuộc nhánh TCR được đưa ra ở Hình 4.16 và Hình 4.17 tương ứng với phụ tải cố định và phụ tải thay đổi.
Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng cấu trúc điều khiển đề xuất có chất lượng tương đối tốt mặc dù vẫn còn một số hạn chế về dao động nhưng hệ thống đã đáp ứng tốt theo yêu cầu thay đổi cosphi cũng như khi thay đổi tải thì hệ thống điều khiển vẫn duy trì được hệ số công suất thực bám hệ số công suất đặt.