Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng bạch đàn urophylia làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh phú thọ​ (Trang 26 - 33)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng:

- Từ 200 55’ đến 210 43' vĩ độ Bắc;

- Từ 1040 47' đến 1050 47’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang - Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình - Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La

Với vị trí địa lý như vậy nên khu vực nghiên cứu rất gần Hà Nội (80 km) là khoảng cách rất thuận lợi để phát triển kinh tế, là cầu nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La... có thị trường lớn để tiêu thụ nông sản và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Có thể đánh giá tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.

b. Địa hình, địa thế

Phú Thọ nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng băng sông Hồng và vùng núi phía Bắc. Do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn nên địa hình chia cắt tương đối mạnh, độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có

thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau: miền núi, trung du và đồng bằng.

- Kiểu địa hình vùng núi chiếm khoảng 22 - 25% tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc bình quân từ 300

- 350, tầng đất dày và tơi xốp.

- Kiểu địa hình vùng đồi trung du chiếm 25 – 30% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc trung bình < 300.Tầng đất dày thích hợp cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp.

- Kiểu địa hình vùng đồng bằng và thung lũng ven sông suối chiếm 45 - 50% tổng diện tích tự nhiên, vùng này tầng đất dày nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp.

c. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm và mùa khô lạnh. Mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 80% tổng lượng mưa trong năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm của tỉnh là 1.700 – 1.900mm/năm.

- Độ ẩm không khí bình quân năm là 84 - 87%. - Nhiệt độ bình quân hàng năm 230C.

- Nhiệt độ tối cao: 390C. - Nhiệt độ tối thấp: 50C.

* Thủy văn

Với đặc điểm của địa hình sông suối, lượng mưa,... đã tạo ra chế độ thủy văn giữa các mùa trong năm có sự khác biệt rõ rệt: lòng sông ít dốc nhưng lượng nước thất thường, nhiều đoạn hẹp do đó về mùa khô, khả năng vận chuyển lâm sản và giao thông thủy rất hạn chế, ngược lại, trong mùa mưa

thường gây ra lũ lụt, ngập úng gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân cũng như các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp.

d. Địa chất, thổ nhưỡng

* Địa chất

Đất đai được hình thành từ sản phẩm phong hóa của một số nhóm đá mẹ sau:

- Nhóm đá hỗn hợp (h) ;

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu mịn (s); - Nhóm đá vôi và biến chất của đá vôi (v);

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (q); - Nhóm đá Mácma axít (a).

* Thổ nhƣỡng

Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây, vùng nghiên cứu có 13 loại đất nằm trong 7 nhóm đất.

Nhóm I: Đất phù sa

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): đất có màu nâu tươi, phẫu diện đất khá đồng nhất, thành phần cơ giới nhẹ. Đất bị ngập nước trong mùa mưa lũ và có biến động. Độ phì tự nhiên cao (hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất phù sa bồi của sông Hồng, sông Đà cao hơn sông Lô, sông Chảy vì nguồn gốc đá mẹ và vì có vùng mỏ Apatít Lào cai).

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Đất có màu nâu nhạt, vì không được bồi nên hình thái phẫu diện đất đã có sự phân hoá. Thành phần cơ giới thay đổi từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính.

- Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất phù sa Py được hình thành từ phù sa của các suối nhỏ trong vùng, tạo thành những giải đất hẹp và nằm dọc một sổ

suối lớn Lý hoá tính của đất Py phụ thuộc vào loại đá mẹ, mẫu chất nơi các suối chảy qua.

- Đất phù sa úng nước (Pj): Đất được hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó tiêu nước hoặc có mực nước ngầm nông, do vậy thường bị ngập nước vào mùa mưa. Đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá cao, lân dễ tiêu thấp, thành phần cơ giới nặng. Hình thái phẫu diện các tầng dưới thường có màu xám xanh do bị ngập nước thường xuyên. Loại đất này hiện chỉ trồng 1 vụ lúa.

Nhóm II: Đất lầy (J)

Đất lầy (J) được hình thành từ phù sa sông, đặc điểm là bị úng nước quanh năm, ở các tầng sâu trên 15 cm đất có màu nâu hơi xanh, xám xanh, đất ẩm, dẻo, dính, thịt nặng, giây mạnh. Hiện đa phần đất lầy (J) chỉ được trồng 1 vụ lúa.

Nhóm III: Đất xám (X)

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X): đất có phản ứng chua, hàm lượng dinh dưỡng thấp (mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số, kim tổng số và dễ tiêu rất nghèo), thành phần cơ giới nhẹ. Đất được sử dụng trồng cấy, trồng cạn và phát triển trồng cây lâm nghiệp.

Nhóm IV: Đất đỏ vàng (đất Feralit)

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs): Đất Fs có màu đỏ vàng, được hình thành tại chỗ trên các loại đá sét, thành phần cơ giới nặng. Những nơi còn rừng độ phì đất khá, những nơi đất trống, cây bụi thì độ phì đất kém, đất bị rửa trôi. Rừng mọc trên đất đỏ vàng đã bị chặt phá nhiều, nơi ít dốc dân sử dụng trồng ngô, sắn, nơi dốc cao để khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): đất được hình thành trên các đồi thấp thoải, mẫu chất phù sa cổ, thành phần cơ giới là thịt trung bình. Phần lớn diện tích Fp đã được khai thác trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (chè, quế,…) và cây màu ngăn ngày.

- Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit (Fa): Đất màu vàng đỏ, đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ. Địa hình dốc nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, các chất dinh dưỡng đều nghèo hoặc trung bình, tầng đất mỏng nên ít có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FI): Là đất tại chỗ, được dân san thành ruộng bậc thang trồng lúa nước nên đã làm thay đổi một số tính chất đặc biệt là tính chất vật lý đất (cấu trúc lớp đất tầng mặt bị phá vỡ hình thành tầng đế dầy).

Nhóm V: Đất mùn (HS)

Hầu hết còn rừng vì ở đó là núi cao, độ dốc lớn. Đây cũng là vùng rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

Nhóm VI: Đất thung lũng (D)

Đất thung lũng (D) thường có phản ứng chua, lý hoá tính có thể thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm rửa trôi từng khu vực.

Trên loại đất này hiện nay đang được nhân dân địa phương trồng lúa (nơi có nước) và hoa màu, cây công nghiệp ở những vùng địa hình không quá khó khăn.

Nhóm VII: Đất xói mòn trữ sỏi đá (E)

Nguyên nhân hình thành nên nhóm đất này là do bị khai thác không hợp lý trong một thời gian dài dẫn tới chất lượng đất rất thấp, khả năng cải tạo để trồng trọt là rất khó khăn.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Phú Thọ rất thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp với địa hình chính là núi thấp, núi trung bình và đồi gò, là đối tượng chính cho sản xuất lâm nghiệp. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển như: Keo, Bạch đàn Urophylla, Bồ đề, Mỡ, Trám, Lim xẹt, Lim xanh, Muồng,... Đây là lợi thế để phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại chỗ, sản xuất nguyên liệu công nghiệp và chế biến đồ mộc dân dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống người dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân nông thôn miền núi.

Diện tích đất cho sản xuất lâm nghiệp lớn, có khả năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy sợi, ván nhân tạo,... cũng như vùng trồng cây gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến đồ gỗ. Đây là một lợi thế rất lớn, là thế mạnh để phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Mặc dù có tiềm năng đất đai lớn nhưng một phần diện tích đã bị bạc màu nên năng suất cây trồng không cao. Hàng năm, điều kiện bất lợi của thời tiết như: gió lào, sương muối, mưa đá,... và thiên tai (lũ quét, hạn hán,...) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân. Đây là những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội.

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, Phú Thọ qua đã có bước chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Các hoạt động kinh tế bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp là hoạt động sản xuất thu hút phần lởn lao động hiện có trong tỉnh (khoảng 72,9% tổng số lao động).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng, từ 36,5% năm 2000 lên 41,3% năm 2005 (giá so sánh năm 1994) và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 27,15% (thời điểm năm 2000 là 30,8%).

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, một trong những nguyên nhân chính là:

- Lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, địa bàn hoạt động sản xuất rộng, giao thông khó khăn, thị trường chậm phát triển,... nên tốc độ tăng trưởng rất thấp. Ngoài ra, rừng còn có những chức năng rất quan trọng về môi trường và xã hội không thể tính toán đơn thuần về mặt tăng trưởng kinh tế.

- Cơ cấu thu của ngành lâm nghiệp ở cấp độ hộ gia đình thể hiện sự trì trệ trong chuyển đổi. Trong tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, hoạt động khai thác lâm sản chiếm tới 78,6% thu nhặt lâm sản phụ 13% thu từ hoạt động trồng mới, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ chiếm 7,4%.

Nhìn chung, hiện nay nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp nông thôn đang có sự chuyển dịch cơ cấu, loại hình, thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế hộ là phổ biến và kinh tế tập thể về cơ bản đã chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới, các trang trại đang phát triển (chủ yếu là trang trại gia đình).

Phú Thọ là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc,

điều kiện giao thông thuận tiện, có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, Có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế như công nghiệp - xây dựng, giao thông - vận tải, thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp.

Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển, ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi đời sống người dân ngày một cải thiện.

Tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong 05 năm qua đạt 9,7%/năm. Tổng thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.998.000 đồng năm 2000 lên 5.228.100 đồng năm 2005. Tuy nhiên, đời sống kinh tế và văn hoá xã hội người làm nghề rừng nhìn chung còn thấp so với mặt bằng của tỉnh.

Hệ thống giáo dục - đào tạo khá phát triển, lực lượng lao động dồi dào, số lao động được đào tạo, có kinh nghiệm sản xuất ngày một tăng cả về lượng và chất đang là lợi thế để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, do chưa khai thác, phát huy hết lợi thế kể trên nên phát triển kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do đó, trong thời gian tới, lãnh đạo các cấp trong tỉnh cần có những định hướng, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát huy hết nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng bạch đàn urophylia làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh phú thọ​ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)